A
ATV
Guest
Hiện đang vào mùa thốt nốt nên quả được bán khắp nơi. Cần lưu ý là nước thốt nốt rất dễ bị lên men, ôi thiu nếu người bán không có điều kiện bảo quản lạnh. Đôi khi người bán còn pha thêm nước lã vào nước thốt nốt nguyên chất….
Thức uống giải khát tuyệt vời
Cây thốt nốt có tên khoa học là Borassus flabellifer, thuộc họ cau (Arecaceae), phổ biến tại các vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia, Malaysia và Guinea… Tại Việt Nam, cây có nhiều ở An Giang. Quả thốt nốt có ba múi bên trong, gọt lớp vỏ lụa sẽ thấy cơm quả màu trắng, mềm dẻo, ăn ngon, kết hợp với nước thốt nốt sẽ là món giải khát tuyệt vời vì có tác dụng giải nhiệt và bổ sung nhiều vitamin như A, B và C (acid ascorbic). Nước thốt nốt có vị đường đặc trưng, chủ yếu là đường glucose và fructose. Nhiều khoáng tố vi lượng như Mg, Fe, Ca, P, Zn, K được tìm thấy trong dịch quả. Nước thốt nốt tươi ngoài làm nước giải khát còn được để lên men rượu, làm đường thốt nốt, nấu chè đậu xanh thốt nốt, bánh bò thốt nốt… Chính vì rất dễ bị lên men nên nước thốt nốt thường được điều chế thành sản phẩm có cồn được gọi là arrack hoặc đem nấu thành đường thỏi.
Uống nước thốt nốt nguyên chất cũng như ăn quả thốt nốt non đem lại nhiều điều tốt cho sức khoẻ vì cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng tố. Giải khát với nước thốt nốt tinh khiết không làm tăng đường huyết vì nó có chỉ số đường huyết (GI = 35) thấp, do chứa nhiều đường đơn, được vận chuyển trực tiếp đến gan và chuyển đổi thành chất béo. Tại Ấn Độ, đường thốt nốt từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền, như dùng chữa bệnh nhiễm trùng cổ họng và phổi.
Xin giới thiệu một thức uống truyền thống có nước thốt nốt, gồm bốn lát táo ướp lạnh và cắt thành những miếng nhỏ, cho vào một cái tô, 100 – 200ml nước thốt nốt, thêm nửa ly đá xay nhuyễn, nêm đường cho vừa miệng, thêm vài lá bạc hà tươi vào, quậy đều uống sẽ thấy hương vị ngon tuyệt và sảng khoái.
Nửa lít, đừng hơn
Tuy nhiên, dù nước thốt nốt là một thức uống giải khát nhưng mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 500ml là vừa, vì người ta đã chứng minh bất kỳ chất ngọt nào chứ không riêng thốt nốt đều là nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ sau:
Ở người lớn: dễ bị tiêu chảy nếu uống nhầm nước thốt nốt cũ, ôi thiu, để qua đêm không bảo quản tốt, giảm hoóc-môn tăng trưởng (ở người đang dậy thì), dung nạp đường nhiều cũng là mầm mống gây ung thư, tích nhiệt độc, gây tăng cholesterol, làm suy yếu thị lực, cản trở sự hấp thu protein, dị ứng thực phẩm, gây bệnh tiểu đường, làm cơ thể suy giảm tính kháng bệnh khuẩn và truyền nhiễm, dễ bị nhiễm nấm Candida albicans, bệnh loãng xương và béo phì.
Ở trẻ em: dễ sinh bệnh eczema, mụn nhọt, gây buồn ngủ và giảm hoạt động, lo lắng, khó tập trung, cáu kỉnh, gây sâu răng.
Ở Thái Lan, người ta bào chế nước thốt nốt dạng như xirô đóng lon 500ml ướp lạnh làm nước giải khát và bán ở các cửa hàng thực phẩm. Nước ta chưa có mặt hàng này, các chai đựng cũng không có địa chỉ xuất xứ và không được tiệt trùng kỹ lưỡng nên cần cảnh báo về độ an toàn vệ sinh để đảm bảo sức khoẻ. Nếu khát quá thì nên nếm trước chút nước trong chai để biết có bị chua hay không rồi hãy uống trọn một ly.
Theo DS Lê Kim Phụng
Nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền
ĐH Y dược TPHCM/SGTT
Thức uống giải khát tuyệt vời
Cây thốt nốt có tên khoa học là Borassus flabellifer, thuộc họ cau (Arecaceae), phổ biến tại các vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia, Malaysia và Guinea… Tại Việt Nam, cây có nhiều ở An Giang. Quả thốt nốt có ba múi bên trong, gọt lớp vỏ lụa sẽ thấy cơm quả màu trắng, mềm dẻo, ăn ngon, kết hợp với nước thốt nốt sẽ là món giải khát tuyệt vời vì có tác dụng giải nhiệt và bổ sung nhiều vitamin như A, B và C (acid ascorbic). Nước thốt nốt có vị đường đặc trưng, chủ yếu là đường glucose và fructose. Nhiều khoáng tố vi lượng như Mg, Fe, Ca, P, Zn, K được tìm thấy trong dịch quả. Nước thốt nốt tươi ngoài làm nước giải khát còn được để lên men rượu, làm đường thốt nốt, nấu chè đậu xanh thốt nốt, bánh bò thốt nốt… Chính vì rất dễ bị lên men nên nước thốt nốt thường được điều chế thành sản phẩm có cồn được gọi là arrack hoặc đem nấu thành đường thỏi.
Uống nước thốt nốt nguyên chất cũng như ăn quả thốt nốt non đem lại nhiều điều tốt cho sức khoẻ vì cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng tố. Giải khát với nước thốt nốt tinh khiết không làm tăng đường huyết vì nó có chỉ số đường huyết (GI = 35) thấp, do chứa nhiều đường đơn, được vận chuyển trực tiếp đến gan và chuyển đổi thành chất béo. Tại Ấn Độ, đường thốt nốt từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền, như dùng chữa bệnh nhiễm trùng cổ họng và phổi.
Xin giới thiệu một thức uống truyền thống có nước thốt nốt, gồm bốn lát táo ướp lạnh và cắt thành những miếng nhỏ, cho vào một cái tô, 100 – 200ml nước thốt nốt, thêm nửa ly đá xay nhuyễn, nêm đường cho vừa miệng, thêm vài lá bạc hà tươi vào, quậy đều uống sẽ thấy hương vị ngon tuyệt và sảng khoái.
Nửa lít, đừng hơn
Tuy nhiên, dù nước thốt nốt là một thức uống giải khát nhưng mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 500ml là vừa, vì người ta đã chứng minh bất kỳ chất ngọt nào chứ không riêng thốt nốt đều là nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ sau:
Ở người lớn: dễ bị tiêu chảy nếu uống nhầm nước thốt nốt cũ, ôi thiu, để qua đêm không bảo quản tốt, giảm hoóc-môn tăng trưởng (ở người đang dậy thì), dung nạp đường nhiều cũng là mầm mống gây ung thư, tích nhiệt độc, gây tăng cholesterol, làm suy yếu thị lực, cản trở sự hấp thu protein, dị ứng thực phẩm, gây bệnh tiểu đường, làm cơ thể suy giảm tính kháng bệnh khuẩn và truyền nhiễm, dễ bị nhiễm nấm Candida albicans, bệnh loãng xương và béo phì.
Ở trẻ em: dễ sinh bệnh eczema, mụn nhọt, gây buồn ngủ và giảm hoạt động, lo lắng, khó tập trung, cáu kỉnh, gây sâu răng.
Ở Thái Lan, người ta bào chế nước thốt nốt dạng như xirô đóng lon 500ml ướp lạnh làm nước giải khát và bán ở các cửa hàng thực phẩm. Nước ta chưa có mặt hàng này, các chai đựng cũng không có địa chỉ xuất xứ và không được tiệt trùng kỹ lưỡng nên cần cảnh báo về độ an toàn vệ sinh để đảm bảo sức khoẻ. Nếu khát quá thì nên nếm trước chút nước trong chai để biết có bị chua hay không rồi hãy uống trọn một ly.
Theo DS Lê Kim Phụng
Nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền
ĐH Y dược TPHCM/SGTT