Biển Tân Thành - Gò Công - Tiền Giang

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
So với những “tên tuổi” như Mũi Né hay Vũng Tàu, bãi biển Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) không phải là nơi tắm biển lý tưởng bởi bãi cát đen pha bùn đặc trưng. Nhưng ở đấy, có nhiều “trò” hay dành cho những chuyến đi khám phá ngắn ngày.
Thời gian đi từ TP.HCM đến biển Tân Thành chừng trên dưới hai giờ đồng hồ theo quốc lộ 50, đi qua thị trấn Cần Giuộc rồi Cần Đước (Long An) tới bờ Bắc sông Soài Rạp. Qua phà Mỹ Lợi tới đất Gò Công, đi thêm 25 km thì đến biển Tân Thành.
Bãi cát đen, nước biển đục ngầu. Khi trời chiều, nước triều xuống, bãi cát đen rộng mênh mông. Đấy là giờ dân biển đi cào nghêu. Khách tới chơi cũng đi theo, túm tụm trên bãi vừa xem vừa cùng cào nghêu. Cào cả buổi chiều được 1-2 kg, cân ký rồi luộc ăn tại chỗ. Nghêu Tân Thành to con, ngọt thịt, là món “chủ lực” ở đây. Ngoài ra còn có con sam làm nên tên tuổi của xứ Tân Thành. Người dân ở đây nói với khách rằng chưa ăn sam thì kể như chưa đến đây. Khách du lịch có thể cùng tham gia đi săn sam. Mùa của sam là từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch. Sam lên bờ, vùi thân dưới cát đẻ trứng. Buổi tối, đội đèn đi dọc bờ biển là bắt được sam. Còn khi trái mùa, sam ở ngoài biển xa, muốn săn phải lặn dưới đáy biển sâu. Trứng sam rất ngon, máu sam có màu trắng, dân địa phương thường lấy máu sam pha với rượu uống, cũng trở thành một đặc sản của xứ này. Nhằm khi nước lớn, bạn có thể theo thuyền thúng, bơi ra các chòi canh nghêu nằm rải rác trên biển. Leo lên chòi nằm ngắm ra khơi xa cũng rất thú. Nhìn lên phía Bắc, thấy núi Vũng Tàu mờ mờ ẩn hiện.
Có những bungalow dọc bờ biển để cho khách nghỉ lại. Bungalow đơn giản, chỉ có cái giường nằm. Điện chập chờn, khi có khi cúp, phải xài đèn dầu. Vậy mà hay. Phía sau là rừng đước rậm rịt. Gió biển thốc ù ù suốt đêm. Một đêm ngủ cũng vài phen “đứng tim” với những người nhát cáy. Nhưng sáng ra, bãi biển tuyệt đối yên tĩnh, đi ra cầu tàu ngắm mặt trời mọc. Cây cầu tàu 300m, vươn dài ra biển dành cho khách đi dạo, lúc nào cũng đẹp, khi bình minh, hoàng hôn hay đêm xuống. Trước khi rời khỏi Gò Công, trên đường về, đi thêm mươi km nữa, bạn có thể ghé qua chợ Vàm Láng, nơi đầu mối hải sản với hầu hết sản phẩm biển Gò Công, rất phong phú mà giá lại rẻ.

Từ Sài Gòn về Gò Công theo con đường qua bắc Mỹ Lợi (ngày xưa gọi bắc Cầu Nổi) dài khoảng 60 cây số là tới thị xã Gò Công; đi thêm 16 cây số nữa sẽ tới Tân Thành. Dọc tuyến đường này có nhiều điểm di tích rất đáng để khách dừng chân ghé lại thăm vài giờ trước khi tiếp tục hành trình.
bientanthanh2.jpg

]


Biển Tân Thành


Đầu tiên là khu di tích Lăng Hoàng Gia rộng khoảng 4.000 mét vuông, với ngôi nhà thờ và phần mộ danh thần triều Nguyễn là đức Quốc công Phạm Đăng Hưng (1765-1825), soạn giả bộ sử Đại Nam thực lục và là thân sinh bà Phạm Thị Hằng, tức là hoàng thái hậu Từ Dũ.

Kế đó là xã Hòa Nghị, ngoài cây dầu cổ thụ sống mấy trăm năm, nơi đây còn được mệnh danh là “quê hương trái sơ ri”. Tiếp theo, bạn đến thăm đền thờ Trương Định ở xã Tân Hòa, nơi khởi binh chống Pháp của người anh hùng dân tộc lừng lẫy với địa danh “đám lá tối trời” mà thực dân và tay sai khi nghe tới đều rụng rời tay chân, khiếp đảm tinh thần.

Ở Tân Hòa, bạn đừng quên thưởng thức các món đặc sản như bánh giá, mắm còng và mắm tôm chua với rượu sơ ri, trước khi rong xe thẳng tới biển Tân Thành.
haisangocong.jpg





Thưởng thức Hải San


Bờ biển Tân Thành dài khoảng 7 cây số. Riêng khu du lịch biển Tân Thành đã làm được bờ kè dài gần 300 mét. Bờ kè tuy đẹp, giúp ngăn chặn những cơn sóng dữ mùa gió chướng làm sạt lở bờ nhưng lại khiến nó trở thành bờ biển “chết” vì chẳng mấy du khách đoái hoài tới chuyện đừa giỡn thỏa thuê với con sóng từ đại dương ùa vào! Tại đây, nhìn ra xa thấy những chiếc chòi giữ nghêu cao lênh khênh trên sóng biển. Nhưng, điều hấp dẫn du khách đến với Tân Thành chính là đặc sản biển.

Người ta nói “chánh quán” của con nghêu Gò Công nổi tiếng xưa nay chính là biển Tân Thành. Mùa gió nồm (gió đông nam, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) là mùa nghêu. Để thưởng thức món ngon dân dã này không gì bằng tham gia đi xúc nghêu. Nước ròng, hàng bao nhiêu người lần theo bờ nước rút dùng cào, cuốc xúc nghêu.
dvbtth1.jpg


Đây là lúc ruộng đồng Gò Công khô khốc, nước sông còn mặn chát, nhưng lại là lúc biển Tân Thành tràn ngập những nghêu là nghêu. Nhưng vào tháng 7 âm lịch, khi con nghêu đã trọng, mới là lúc các món chế biến từ con nghêu có vị ngon số dách. Ca dao xưa có câu: “Gió nồm là gió nồm nam / Trách người quân tử ăn tham không mời”, có ý “khen” con nghêu Tân Thành đã khiến “người quân tử” chẳng thèm đoái hoài tới “ai” bên cạnh mình!


62.jpg



Nghêu được chế thành nhiều món ăn: xào mướp hương, xào bầu, kho tiêu... nhưng ngon và khoái khẩu nhất có lẽ là nghêu nướng hoặc hấp. Nghêu nướng phải chọn những con bự mới ngon. Nướng con nào ăn con đó. Nghêu hả miệng là chín, banh vỏ, nặn chút chanh, chấm muối tiêu rồi húp nước. Sau đó dùng răng rứt nghêu, ăn kèm đọt nhàu, lá gừng, lá nghệ.
ngheu.jpg

f571c0dfbe3d14efd9c76267474162f8.goodsmart.vn.jpg
Ngheu xao.jpg


Nếu hấp lá chanh, lá sả, lá bưởi thì chỉ cần những con nghêu don don. Thưởng thức món này sẽ giúp bạn thơm tho, sảng khoái miệng lưỡi. Riêng món nghêu nhúng giấm mới là “độc chiêu” của người dân xứ này. Thịt nghêu nhúng vô nồi giấm đang sôi, gắp ra, cuộn trong lớp bánh tráng đã sắp sẵn rau thơm cùng dưa leo, chuối chát, khóm, khế... chấm nước mắm chanh tỏi ớt.
Nghêu.jpg

3256922217_09d374a81a.jpg


Có điều xin nhớ là dù làm món gì, muốn ngon, cũng phải dùng nghêu sống và phải ngâm nước vo gạo hoặc nước pha chút giấm để nghêu nhả hết chất dơ ra. Những đặc sản này nhậu với rượu ngâm trái sơ ri thì quên dừng tay nâng chén, nhưng lỡ có say cũng không lo vì đã sẵn món cháo nghêu “đặc trị”. Cháo nghêu nấu với nước cốt dừa vừa béo vừa ngọt vừa nóng hổi, toát mồ hôi, nhanh chóng giúp “giải nghễ” cơn say.
DSC02206.JPG

chaongeu.jpg

Tham gia một đêm bắt ốc hương gần đuôi cồn Cống cũng thú vị không kém. Đêm đen kịt. Thủy triều xuống. Lấp loáng vô số ánh đèn pin di chuyển dọc dài trên bãi kiệt nước. Ngồi một chân xếp trên “cái mông” (ván lướt), một chân thò xuống bùn non mà đẩy. Vừa đẩy vừa nhanh tay chụp lấy những con ốc hương hiện ra trong ánh sáng đèn bình. Chẳng bao lâu, bạn đã có lủ khủ những chú ốc xinh đẹp đủ để làm thành món nhậu hấp dẫn. Ốc hương luộc, hoặc hấp chín thì cho vào tủ lạnh. Khi ăn lấy ra chấm muối tiêu chanh sẽ có vị ngọt và giòn và lạnh thấu tủy răng. Ốc hương là loại ốc cao cấp rất được các nhà hàng có “sao” ở Sài Gòn săn lùng.
338588813_fa1f44796b.jpg

2353655595_b20bdb58d0_o.jpg


Chúng ta còn có thể dọc theo cầu hóng gió


4b5bffa91e7669c9img01981resize.jpg


Hoàng hôn ở biển
4b94776c5216a511dscf1313.jpg

bientanthanh.jpg

Ngày mồng năm tháng năm âm lịch hằng năm, biển Tân Thành thường xuất hiện một loại hải sản rất đắt giá là con móng tay. Con móng tay sống trong cát bùn, chỉ ăn phiêu sinh vật. Khi thủy triều lên, nó trồi ra khỏi hốc, lủi ngay vô cát khi có tiếng động. Vậy mà săn bắt những con này rất dễ với cây que dừa cùng một ít vôi. Chỉ cần hấp, xào hoặc nấu cháo là ta đã có thể ngậm nghe vị ngọt của những miếng thịt con móng tay giòn tan trong răng. Một cảm giác thú vị mà không một nhà hàng nào ở thành phố có thể đem lại cho thực khách.
images
ZL0.7427592_1_1.jpg

Oc mong tay xao rau muong.jpg

Bình minh của biển cũng rất đẹp
ap20090812053709249.jpg


Dọc bờ biển Tân Thành
img3536.jpg

small1238770520nv.jpg

595171293_9906b7468b.jpg


 

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Chẹp chẹp......VN ờ biển fong fú....thứk ăn iển cũg nhìu....ngon wa'.
 
Top Bottom