Biển
Người về từ lòng đất
- Joined
- Apr 16, 2011
- Messages
- 450
- Points
- 18
Luật lệ về công thổ
Danh từ công thổ chỉ những loại đất còn hoang, hoặc có chủ khai khẩn rồi bỏ phế trở thành vô thừa nhận. Ngày trước, đất là của Vua. Người Pháp đến, xác nhận ruộng đất là của Thuộc địa, mặc nhiên nhà nước làm chủ tất cả đất đai trong toàn cõi thuộc địa, muốn là sở hữu chủ phải có sự chấp nhận về mặt pháp lý của Thống đốc Nam kỳ, ở tỉnh thì chủ tỉnh là người được ủy quyền của quan Thống đốc trong phạm vi nhỏ.
Nhiều nghị định liên tiếp ra đời rồi điều chỉnh lại vì sự thi hành không trôi chảy như ý. Đại khái, nghị định 30/3/1865 và 29/12/1871 định rằng nhà nước sẽ đo đạc, điều tra về đất đai để lần hồi cho dân khẩn. Những điền chủ cũ có ghi tên trong địa bộ hồi đời Tự Đức phải trình diện để khiếu nại trong vòng 3 tháng để từ ngày dán yết thị tại địa phương và đăng trên Công báo, quá thời hạn trên thì đất ấy thuộc về nhà nước, xem là công thổ. Nhà nước bán theo giá thuận mãi với giá là 10 quan mỗi mẫu tây. Riêng những ngừười hữu công với nhà nước, đất có thể cấp không.
Người dính líu đến việc chống Pháp, trong điều kiện ấy làm sao dám trình diện ? Một số đất có chủ lại trở thành công thổ. Những người không dính dấp gì tới quốc sự cũng bị thiệt thòi quyền lợi, họ tiếp tục đệ đơn khiếu nại mặc dầu thời gian ba tháng niêm yết đã trôi qua. Họ không biết chữ, hương chức làng lắm khi giấu giếm bảng yết thị đó để thủ lợi, hoặc người chủ đất tản cư qua vùng khác, khi hay biết thì về quá trễ (châu tri của Giám đốc Nội vụ ngày 7/5/1879). Trong tờ phúc trình lên Hội đồng quản hạt đề ngày 11/10/1881 của Giám đốc Nội vụ thì cách chức khẩn đất hiện hữu quá rắc rối. Trước kia, thời đàng cựu hễ ghi tên vào bộ điền, đóng thuế là làm chủ đất. Theo luật mới, khi khẩn trưng 10 mẫu đất xong, muốn làm chủ thiệt thọ thì phải mua với giá 10 quan mỗi mẫu và nộp bản đồ (gọi nôm na là bông đồ) đo đạc chính xác theo phương pháp mới và được quan Thống đốc chuẩn phê. Như vậy là bất lợi cho dân và cho nhà nước, nhà nước thiếu nhân viên chuyên về khám đạc (gọi nôm na là họa đồ, kinh lý) để đi khắp các tỉnh các làng; tiền vốn vẽ bản đồ, tiền in tờ bằng khoán lại cao hơn giá bán 10 quan mỗi mẫu. Nghị định năm 1878 cho phép dân khẩn đất được miễn thuế bốn năm đầu tiên nên người nghèo vào đơn xin trưng khẩn quá nhiều. Nay cứ đặt ra điều kiện dễ dãi, hễ ghi tên vào bộ điền, chịu đóng thuế là coi như đã làm chủ, nhưng người khẩn đất chỉ được miễn thuế trong năm đầu mà thôi, năm sau phải đóng đủ. Tờ phúc trình này cũng khuyến cáo các tham biện chủ tỉnh không nên cấp những lô đất to hơn 20 mẫu, đề phòng nảy sinh ra giai cấp đại điền chủ.
Năm 1885, nhìn chung là ít ai chịu khẩn đất với diện tích rộng hơn 20 mẫu (đa số dân nghèo đều làm đơn xin trưng khẩn dưới 10 mẫu) vì sợ đóng thuế không nỗi. Kẻ nào xin khẩn sở đất to là nhắm vào đất tốt để đầu cơ, bán lại. Từ năm 1882 đến 1885 số đất được dân xin khẩn là 9055 mẫu.
Về công điền, tên tham biện Nicolai đã làm tờ phúc trình dứt khoát để tước đoạt không cho hương chức làng hưởng quyền hạn rộng như xưa. Nicolai trình bày :
— Theo nghị định 29/10/1871 và 22/8/1882 hễ phần đất nào không ghi vào địa bộ với sở hữu chủ rõ rệt thì phải theo quy chế đất công thổ. Trước khi người Pháp đến, hương chức làng có quyền đối với đất hoang trong địa phận họ cai trị, quan Bố chánh chỉ can thiệp khi đất ấy đã có người canh tác nhưng người ấy không đóng thuế hoặc đóng thuế ít so với diện tích. Hương chức làng ngày xưa được quyền gọi dân tới khẩn, bắt buộc họ làm đơn, vẽ bản đồ sơ sài rồi chịu thuế.
Nicolai nhắc lại những nguyên tắc của nghị định 1871 :
— Đất hoan, chưa vô bộ, chỉ có quan Thống đốc Nam kỳ mới được phép cho trưng khẩn, bán hoặc đổi.
— Chỉ có tham biện chủ tỉnh, thừa ủy quyền của Thống đốc Nam kỳ mới được phép quy định ranh giới công thổ.
— Đất nào có chủ thời đàng cựu, nhưng sau ba tháng truyền rao trên Công báo mà chủ không nhìn nhận, hoặc thiếu bằng cớ cần trưng ra khi nhìn nhận, thì sẽ không được tranh chấp nữa và trở thành công thổ. Tóm lại, công thổ (đất hoang, vô chủ trong địa phận mỗi làng) không phải là đất của làng, dẫu là về mặt tinh thần, tượng trưng. Hương chức không có quyền cấp đất hoang, hoặc cho dân tạm khẩn hoặc cày cấy tạm. Quyền ấy là của tham biện chủ tỉnh, thay mặt cho nhà nước. Bấy lâu vì chưa hiểu nguyên tắc ấy, nhiều nơi hương chức còn tự ý cấp đất hoang. Quan Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định 2/1/1892 để ngăn cản tình trạng trên.
Với sự quy định ấy, thôn xóm chỉ còn tự trị về mặt hình thức mà thôi, vì trong thực chất, hương chức làng chẳng còn quyền hạn gì đối với đất đai bỏ hoang cả. Ngay đến sở đất gọi là công điền của làng, phải được nhà nước thừa nhận thì mới là hợp pháp.
Tình hình các tỉnh dưới mắt người Pháp
Tài liệu vào thời người Pháp mới đến tuy dồi dào nhưng phiến diện, chỉ là sự nhận xét và báo cáo chủ quan của vài viên chức nặng óc thực dân. Xin lược kê đôi ba tài liệu, gọi là chỉ dẫn mà thôi :
— Báo cáo của Paul Vial, Giám đốc Nội vụ vào tháng 9/1865 : tỉnh Mỹ Tho ở vào ải địa đầu (Vĩnh Long, bấy giờ thuộc quyền triều đình Huế) chia ra bốn hạt tham biện, mỗi hạt do người Pháp trực tiếp trông coi, dân làng đã tự động chống quân làm loạn. Tháng rồi, 4 lãnh tụ trước kia theo Trương Định bị bắt và giết ở phía Gò Công, do người bổn xứ giết (nên hiểu là bọn theo Pháp như lãnh binh Tấn).
So với năm rồi, diện tích làm ruộng tăng thêm 50 phần trăm. Dân ở Sài Gòn và Biên Hòa tăng thêm, đó là dân hồi cư. Tỉnh Biên Hòa được khả quan từ khi lập đồn Bảo Chánh, một số dân miền Thượng giúp đỡ Pháp để chận loạn quân từ Bình Thuận đột nhập. Người Thượng theo Pháp vì dư đảng của Trương Định đối xử vụng về với họ.
Tỉnh Sài Gòn (Gia Định) không còn loạn quân nhưng bọn cướp còn đánh phá ghe thuyền di chuyển lẻ tẻ. Có chừng 20000 ghe thuyền lớn nhỏ chở chuyên hàng hóa, phân nửa số này di chuyển thường trực. Vial đề nghị cho tàu máy đi tuần theo sông rạch, mỗi tàu chỉ cần 2 người Pháp, 6 tên lính mã tà là đủ. Trước kia, chợ quan trọng ở nơi xa, nước cạn, vì vậy bọn giặc Tàu Ô khó khuấy rối, bây giờ cũng vì nước cạn mà tàu máy khó tới (phải chăng muốn ám chỉ vùng Ba Cụm lừng danh). Gần sông Vàm Cỏ (có lẽ Vàm Cỏ Tây) còn một nhóm 7 người Tagal và một số loạn quân ẩn náu, trước sau gì chúng cũng bị dẹp (đây là lính Tagal từ Phi Luật Tân qua đánh ta lúc trước). Vial nhận định rằng quan lại thời đàng cựu hống hách với dân ; nạn nhân của chế độ cũ là những điền chủ và thương gia giàu có. Hai hạng này được Pháp chú ý trọng dụng. Vial khen ngợi họ hăng hái hoạt động và có óc thực tế, họ sẽ giúp người Pháp thâu phục nhân tâm.
á phiện đem cho nhà nước hoa chi 1 200 000 quan mỗi năm. Vial cho rằng người bổn xứ đã hút trước khi Pháp đến, á phiện không hại gì cả, nếu hút có độ lượng. Đề nghị nên tiếp tục cho hút vì dân Trung Hoa hút khá nhiều nhưng vẫn giữ được đức tánh cố hữu là hăng hái, siêng năng.
Hoa chi sòng bạc thâu được 400 000 quan vào năm rồi nhưng gây xáo trộn ở làng xóm. Hương chức làng vì mê cờ bạc nên ăn cắp công quỹ và ăn hối lộ. Nông phu đánh bài, trẻ con cũng vậy, sanh nạn trộm cắp. Đề nghị dẹp hoa chi cờ bạc, nếu cần thì chỉ cho phép mở sòng bạc tại Sài Gòn mà thôi.
Về thuế bến thì tàu Pháp và tàu Tây Ban Nha hưởng ưu tiên khỏi đóng. Đề nghị nên bỏ thuế này cho tàu buôn bán các nước khác, để thương cảnh thêm tấp nập.
Gạo tăng giá 5 lần lúc hơn trước, nhờ xuất cảng được.
Ruộng làm nhiều vì lúa bán cao giá. Ruộng canh tác lậu thuế quá nhiều, có đến phân nửa diện tích trốn thuế. Vài năm nữa, nếu đo đạc xong, thuế điền sẽ thâu được gần bằng hai mà khỏi cần tăng giá biểu thuế. Vial cho rằng giá biểu thuế điền còn quá thấp.
Số dân công làm xâu trị giá 1 triệu quan mỗi năm. Với số bạc mặt tương đương, chưa chắc mướn được nhân công để đào kinh, đắp lộ như người Pháp đã làm (đây là việc cưỡng bách làm xâu thời đàng cựu mà người Pháp duy trì).
Giá đường, non 1 quan 1 kí lô. Dầu phộng, 60 quan 1 tạ dầu, dầu dừa 8 quan 10 lít, cau khô bán qua Trung Hoa (?) từ 60 đến 80 quan mỗi tạ...
Điền chủ bổn xứ cho tá điền vay ăn lời từ 5 đến 10 phân mỗi tháng, tá điền phải chịu điều kiện là dùng hoa màu thu hoạc được để thế chân. Thông lệ là tháng 7 dương lịch năm tới là trả điền vay, tới tháng 1 dương lịch năm tới là trả gấp đôi. Vial nhận xét thêm về mức sống và trình độ văn minh của dân Nam kỳ : khá cao, sang trọng, mỗi chợ đều có đủ thứ nghề, nào là dệt chiếu, nào trại mộc, lò đặt rượu, nhà dệt, lò nhuộm. Trại hòm hoạt động mạnh, hòm (quan tài) hạng thường nbán 30 quan, mỗi năm sản xuất từ 20 đến 20 ngàn cái tức là trong 3 tỉnh miền đông Nam kỳ xài 1 000 000 quan về hòm, người Việt chú trọng đến cái hòm của mình từ khi còn sống.
Về tiền tệ, Vial nêu vài chi tiết đáng chú ý :
Một quan tiền kẽm gồm 600 đồng, ăn 1 quan tiền Pháp.
Một quan tiền kẽm đời các vua sau này cân nặng từ 1 kí lô 10 đến 1 kí lô 1, trong khi tiền kẽm đời Gia Long cân nặng hơn : từ 1 kí lô 20 đến 1 kí lô 25. Trong quan tiền kẽm thông dụng, có khoảng 5/7 là tiền đời Gia Long.
Bạc nén, mỗi nén nặng 374 g (10 lượng) nhà nước nhận khi thâu thuế với giá là 74 quan 61, nhưng bạc nén đem ra chợ đổi được từ 95 đến 100 quan tiền ta, hoặc từ 16 đến 20 đồng bạc con ó.
Một nén vàng, mà Vial cho là ít khi thấy xài, cân nặng khoảng 336 g, dân xài với giá từ 1400 đến 1500 quan, kho bạc nhà nước nhận xài với giá chính thức là 1050 quan.
Đồng bạc con ó lúc đầu khó xài trong dân gian, một đồng con ó đổi 3 quan mà thôi, phổ biến rất chậm. ở thôn quê chưa thấy xài. Thời ấy vì xài nhiều thứ tiền khác nhau nên có nạn đầu cơ tùy theo mùa, có thể đem lợi cho bọn người chuyên đổi tiền.
— Báo cáo của Paul Vial ngày 17/9/1867 : giúp thấy sơ qua tình hình 3 tỉnh miền tây vừa bị Pháp chiếm từ 20/6 tức là non 3 tháng trước. Mục đích của viên Giám đốc Nội vụ này là tìm hiểu nguyện vọng, giải thích cho dân hiểu thiện chí của người Pháp. Mặt khác, thử nghiên cứu cách thức thâu thuế điền bằng tiền mặt, thay vì thâu bằng lúa như thời đàng cựu.
Theo Vial, lúc trước ở 3 tỉnh miền Tây có từ 4 đến 5000 lính đàng cựu, nay chỉ cần tuyển chọn 900 người là đủ dùng vào việc trị an (bớt tốn công quỹ để nuôi lính). Nên tuyển chọn lính mã tà trong gia đình dân có bộ (khá giả), được bảo đảm hơn là lựa trong đám lưu dân. Vial xuống tàu ngày 31/8/1867 (từ Mỹ Tho) với 25 lính mã tà từ Gò Công gởi qua tăng cường cho Trà Vinh, trước đó có 50 lính mã tà đã đến Trà Vinh rồi. Tới Bến Tre, Vial còn thấy di tích của dinh phủ Hoằng Trị thời đàng cựu đã bị bắn sập từ 1862, quan tham biện làm việc trong căn nhà lá, tiếp tay với tham biện là hai quan huyện : một là cựu cai tổng ở Gò Vấp, một là tay phú hộ ở Gò Công. Tham biện Bến Tre lúc bấy giờ là Champeaux. Theo ý kiến Champeaux thì dân Bến Tre sẵn sàng đóng thuế bằng tiền. Champeaux thắc mắc về sự hiện diện của một số quan lại cựu trào đang cư ngụ dưỡng già tại Bến Tre, xem như là những phần tử có hại cho an ninh (chắc ám chỉ những người ở Ba Tri như ông Đồ Chiểu ?) Tàu đến vàm rạch Cầu Ngang. Cách chỗ tàu đậu chừng 4000 thước, quân sĩ đang giao chiến với loạn quân, lát sau, Pháp tái chiếm Cầu Ngang. Đêm đến, Vial ngủ tại Cầu Ngang, được biết rằng tất cả dân làng đều theo bọn phiến loạn. Từ ngày 28/8, tại làng Tân Lập, dân nổi loạn giết một thư kỳ và 3 lính mã tà. Một tốp Cao Miên chừng 200 người tới xin quy thuận và điềm chỉ bọn cầm đầu phản loạn gồm chừng 54 tên nhưng bọn này đã trốn mất. Đến Vĩnh Long, bấy giờ dân đang còn lo sợ, chợ Vĩnh Long có đường sá lót bằng gạch vụn. Chợ Sa Đéc rộng rãi và náo nhiệt. Viên tham biện Sa Đéc mách cho Vial biết : huyện Phong Phú (Ô Môn, Cần Thơ) ở quá xa, cần lập tại đó một hạt tham biện. Phong Phú là vùng giàu có nhưng chưa kiểm soát được. Vial đi từ Sa Đéc qua Rạch Giá theo rạch Lấp Vò, ở chặng đầu, thấy dân đông, sung túc. Ra Hậu giang, đến Đông Xuyên (tức là Long Xuyên ngày nay), thấy cù lao trên sông có nhiều rẫy mía khá tốt. Vial tiếp tục hành trình qua Rạch Giá theo kinh Núi Sập (Thoại Hà), kinh nhiều cỏ, tàu khó chạy vì chân vịt tàu thường bị vướng, muỗi quá nhiều, không thấy nhà cửa ở hai bờ kinh. Sáng ngày 9/9 đến Rạch Giá, khúc gần chợ, bề ngang rạch chừng 30 đến 40 thước, hai bên đầy nhà cửa và ghe xuồng. Nước chảy mạnh, tại vàm biển ngoài những ghe cỡ nhỏ còn có một chiếc goélette (Vial muốn nói loại tàu buồm Hải Nam ?) trọng tải chừng 80 tonneaux của người Tàu ở Kampot đến đậu từ 3, 4 tháng rồi, chờ khi thuận gió sẽ rời bến.
Vàm Rạch Giá cạn, vì vậy đã cho cắm mấy hàng nọc dài ra biển để hướng dẫn cho tàu khỏi rướn lên bãi bùn. Quân sĩ và tham biện Rạch Giá ngụ trong đồn cũ thời cựu trào, tu bổ khéo léo, mỗi góc đồn chừng 80 mét (đồn này không đầy một năm sau là bị Nguyễn Trung Trực đốt rụi). Tư thất tham biện lợp lá, còn tốt. Dinh tham biện ở hữu ngạn Rạch Giá, trên giồng cao, nhiều cát, gần đấy có xóm nhà và vườn cây ăn trái. Thời cựu trào, người Tàu ở đây có quyền hạn nhiều (ít nhiều tự trị) phỏng định chừng 800 người, khó tin cậy, đề nghị tăng cường cho Rạch Giá vài người lính Pháp.
Mấy ông cai tổng ở Cà Mau (bấy giờ, Cà Mau thuộc về hạt tham biện Rạch Giá) đang gom mấy khẩu thần công thời cựu trào đem về đồn. Tại Cà Mau, có 20 lính mã tà nhưng xin thêm 120 lính nữa để tăng cường. Hạt Rạch Giá ruộng ít, dân ít, nếu bắt thêm 100 lính thì dân chịu không kham, không như ở Sa Đéc và Vĩnh Long nơi dân đông hơn. Người Cao Miên ở Rạch Giá đông gần bằng người Việt Nam, có nuôi bò nhưng không phải nuôi để ăn thịt. Vial muốn cho lính và viên chức Pháp ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá được ăn thịt bò đầy đủ.
Trở về Đông Xuyên (Long Xuyên) để xuồng Ba Xuyên, từ vàm rạch Ba Xuyên đến chợ Sóc Trăng tốn 10 giờ vì nước cạn. Tàu chạy được một khoảng, khoảng còn lại phải đi ghe. Trên đường tới Sóc Trăng có nhà thờ Công giáo nhỏ, chợ Sóc Trăng nhiều gạo, gạo ngon và bán thật rẻ, nhiều ghe từ Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho, Chợ Lớn đến mua. Lính mã tà ở Sóc Trăng gồm một số ở Hóc Môn đổi tới nên khi gặp ông phủ Trần Tử Ca (cùng đi với Vial) thì họ quá mừng, họ nhớ nhà, tới đây 25 người, đã chết 3 người. Sáu năm về trước, người Miên Sóc Trăng đã nổi loạn chống cựu trào, từ đó về sau họ thù hằn người Việt. Ông phủ U là người Miên hợp tác với Pháp. Lúc ở Sóc Trăng, Vial được tin gởi về cho biết lính mã tà ở Cà Mau vừa bắt được bá hộ Chương, người cầm đầu phản loạn bấy lâu. Chuyến về, Vial được phủ Trực cho biết : có con rạch đi tắt từ Mỹ Tho đến Trà Vinh, đó là rạch Lách Cần Thay (nay là Chợ Lách). Vial cho biết : các tham biện mà ông ta gặp đều đồng ý là nên giải tán hẳn các đồn điền đàng cựu, đất ruộng thì giao trả lại cho làng cũ vì đa số dân đồn điền theo phe làm loạn trong thời gian qua. ở tỉnh Sài Gòn (Gia Định), việc giải tán đồn điền đã thi hành có kết quả từ 1861.
Hình ảnh miền quê dưới mắt một người Việt
Năm 1894 ông Dương Tế Mỹ làm chức kinh lịch (lettré, một chức vụ khong quan trọng chuyên phiên dịch những giấy tờ chữ Nôm, chữ Nho ra quốc ngữ) gởi về Nam kỳ Soái phủ một tờ trình, góp vài ý kiến để cải cách xã hội, đề tháng 10/1894. Bấy giờ, Dương Tế Mỹ đã nghỉ việc, cư ngụ tại làng Minh Đức, tỉnh Trà Vinh. Xem qua, ta hiểu phần nào bộ mặt của miền quê hồi cuối thế kỷ 19. ý kiến của ông Mỹ có thể tóm tắt như sau :
— Nạn đánh me lan tràn, người Huê kiều làm chủ sòng mà thủ lợi, việc đánh me được nhà nước hợp thức hóa để thâu hoa chi. Vì cờ bạc mà sanh nạn trộm cắp, con nít 12 tuổi cũng biết đánh me. Đề nghị nhà nước ta nên kiểm soát nghề nghiệp và lý lịch của dân cho kỹ hơn.
— Bọn làm bồi cho Tây sống lưu động, là bọn du đảng nguy hiểm. Nên nhốt bọn chúng
— Nên mở mang tiểu công nghệ cho dân có thêm công ăn việc làm, nên phát triển trồng bông vải.
— Yêu cầu nhà nước đừng đánh thuế rượu đế (rượu nếp nấu theo phương pháp cổ truyền). Người Tàu chịu đóng thuế, đặt rượu nếp bán lại cho dân, mấy nhà máy rượu ấy bỏ hèm : hèm là thứ mà dân ta dùng nuôi heo rất tốt. Để bù vào thuế rượu, nhà nước có thể tăng thuế thân hoặc thuế điền. Hồi đàng cựu, ai muốn nấu rượu thì cứ tha hồ, nhờ đó mà dân nhậu thưởng thức nhiều thứ rượu nếp với hương vị độc đáo khác nhau, chẳng khác nào rượu nho bên Pháp gồm nhiều loại. Người Hoa kiều nắm độc quyền lập nhà máy đặt rượu nên dân chỉ thưởng thức có một thứ rượu mà thôi. Hễ được tự do đặt rượu dân có thể tìm thứ rượu ngon theo sở thích mà uống. Nếu nhà nước bỏ thuế rượu, sẽ có chừng 15 phần trăm dân chúng được nhờ, họ xay nếp đặt rượu bán, lấy hèm để nuôi thêm heo; do đó, giá thịt heo sẽ rẻ.
— Có đến 3/4 dân chúng mang tật cờ bạc.
— Mấy ông cai tổng ở Trà Vinh đã thật sự trở thành tai họa lớn cho dân. Mỗi lần bầu cử cai tổng, nhiều người dám tốn 1000 hoặc 2000 đồng để lo hối lộ với quan trên hoặc bày tiệc mua chuộc cảm tình trước. Tuy tốn kém lớn nhưng trong năm đầu tiên, các ông lấy được vốn và thêm lời, tiền thâu vô phỏng định từ 2500 đến 3000 đồng với chi tiết như sau :
* Nhận lễ vật của dân và của làng vào dịp Tết : 120 đồng.
* Nhận lễ vật của dân vào ngày mùng 5 tháng 5 : 120 đồng.
* Nhận của hương chức làng, mỗi tháng khi hương chức đến hầu là 80 đồng.
* Nhận hối lộ của hương chức khi làng lập bộ thuế đinh và thuế điền, khai thêm khai bớt cho nhẹ thuế : 300 đồng.
* Cho chứa cờ bạc, mỗi tháng thâu 50 đồng.
* Én hối lộ rải rác khi đi thăm các làng : 200 đồng.
* Bắt dân làm công nhựt, tức là làm xâu cho cá nhân : làm ruộng, phát cỏ vườn, đào mương vườn, chèo ghe thí công.
* Én hối lộ khi xử kiện, 700 đồng một năm. Ai lo tiền nhiều là thắng kiện.
* Chứa chấp bọn ăn trộm, chia tiền bạc với chúng.
* Cướp đoạt ruộng đất của dân để cho mướn lại.
lại.
* Ai muốn làm đám giỗ phải làm đơn, muốn được phép phải lo tiền.
* Bọn tay sai của cai tổng (biện, người chạy giấy) tha hồ tống tiền hương chức, hưởng huê hồng riêng là 17 phần trăm. Bọn này trở nên giàu có.
* Vài viên cai tổng có từ 10 đến 15 bà vợ, tất cả đều do các ông trợ cấp.
* Cai tổng thường lạm quyền, khám xét thơ từ của dân hoặc tờ trát của quan trên gởi về làng.
— Đề nghị cho các ông cai tổng đổi vùng để bớt những tệ đoan nói trên...
Mười phần thế nào cũng có tám chín hoặc hơn nữa. Đây là tiếng nói của một viên chức thân Pháp, tuy còn máu phong kiến nhưng bất mãn, vì thực dân đã tỏ ra “phong kiến hơn phong kiến” với hình thức giả hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Đáng chú ý là chuyện cướp đoạt ruộng đất.
Trường hợp một vụ người Việt cướp đất của người Việt
Tài liệu rút từ bản báo cáo của đốc phủ sứ Trần Tử Ca, đề ngày 29/11/1869 (hai năm sau khi mất ba tỉnh miền Tây), xảy ra ở tỉnh Vĩnh Long. Phủ Ca là người tận tụy với người Pháp, về sau bị giết ở Hóc Môn, ấy thế mà vẫn bất bình và can thiệp không được. Người bị tố cáo là cai tổng Nguyễn Văn Dõng thuộc tổng Bình Chánh, huyện Vĩnh Trị, tỉnh Vĩnh Long (Vũng Liêm), năm trước loạn quân còn hăng hái hoạt động. Phủ Trực được thực dân tinh cậy giao cho huyện này.
Tổng Dõng xin với phủ Trực cho mộ 30 người để làm lính giữ trật tự trong vùng, nhưng lại dùng số người này để phục dịch việc riêng tư.
Bấy giờ phủ Trực cho khai con kinh tại Bưng Trường, hai bên bờ đất tốt, phát cỏ rồi cấy là xong, khỏi cày. Phủ Trực truyền cho dân lậu ở các làng cứ đến đó mà khẩn đất, sau ba năm thì nộp thuế, lập làng mới, giống như thời đàng cựu. Dân lậu kéo đến làm ruộng, lập được 3 tổng, tính hơn 20 làng (mỗi làng 10 tên dân, khẩn ruộng 20 mẫu). Một số dân khác cũng tới con kinh này vì đất ở quê quán quá xấu, họ làm ruộng thêm, lấy huê lợi đem về đóng thuế ruộng ở quê quán.
Vì là cơ hội để khẩn đất nên số lính mà tổng Dõng đã mộ trước kia bèn trốn tới kinh này làm ruộng, gia nhập vào các làng mới lập. Tổng Dõng kêu nài, phủ Trực lần sau chỉ cấp cho 5 người tùng giả, do dân làng nạp (tùng giả là người sai vặt, cận vệ của cai tổng hoặc hương chức làng, theo quy chế xưa, có ăn lương tượng trưng).
Tổng Dõng quá khôn, nhân cơ hội này làm đơn đến tham biện chủ tỉnh, xin khẩn riêng đất hoang 20 mẫu (tức là diện tích quy định cho một làng), phần đất này giáp Bình Thắng thôn (Đông), Bình Thọ thôn (Tây), Thạnh Mỹ thôn (Nam), Long Khánh thôn (Bắc). Đơn được chấp thuận, phủ Trực đã chỉ rõ ranh giới phần đất như trên cho tổng Dõng biết.
Vì mẹ chết nên phủ Trực nghỉ phép ba tháng, thừa cơ hội ấy, tổng Dõng trở thành vua một cõi, từ sở đất vừa được phép khai khẩn ông ta lấn ranh qua thôn Bình Thắng phía Đông, lấn 150 mẫu dành cho bà con bên vợ làm.
Tổng Dõng bèn dâng đơn lên quan phó tham biện mà tố cáo : Vì có đào kinh mới nên dân đã bỏ làng do ông vừa lập mà đi, xin quan trên ra lịnh cho dân trở về làng cũ. Quan phó tham biện chấp thuận và cho Dõng một tờ trát để đuổi dân. Dân mới làm ruộng đang lúc bắt mạ (gieo mạ) nên do dự, không chịu về, Dõng bắt họ mà đóng trăng (một thứ gông làm bằng ván khoét) và đánh đập.
Đỗ Hữu Phương (sau này là tổng đốc Phương) bấy giờ là đốc phủ sứ ở tại chợ Vĩnh Long lo việc dẹp loạn, bèn thâu lại lịnh đuổi ấy giao cho phủ Trực vừa mãn thời gian nghỉ phép, trở lại nhiệm sở. Bấy giờ dân làng Bình Thắng giáp ranh đất của Dõng lại đâm đơn tố cáo Dõng về tội lấn đất làng họ. Phủ Trực đòi Dõng tới, nhưng Dõng lánh mặt rồi đi thẳng lên tỉnh mà tố cáo phủ Trực với phó tham biện.
Trở về, tổng Dõng khoe với dân rằng phó tham biện dạy làng Bình Thắng phải thường cho ông ta mỗi công đất là 8 giạ lúa và 8 quan tiền; ruộng 1638 công (tức là non 150 mẫu mà Dõng đã lấn ranh) bồi thường với giá 10944 quan, năm sau đất tốt hơn, phải bồi thường đến 13680 quan.
Bấy giờ (có lẽ phủ Trực làm hậu thuẫn bên trong vì khi cho đào kinh, ông ta đã có tham vọng chiếm đất), dân làng Bình Thắng tố cáo Dõng 13 khoản, làng Long Hội tố cáo 27 khoảng, làng An Hội tố cáo 21 khoản. Quan tham biện giao cho phủ Ca xét xử. Phủ Ca đến huyện Vĩnh Trị, hai làng khác tố cáo thêm. Và khi đến làng Bình Thắng lại nhận đơn tố cáo khác. Tổng Dõng không chịu đến để giáp mặt với làng. Phủ Ca đành đến Mân Thít (nguyên văn ghi là Mơn Thích) gặp tổng Dõng.
Cuộc điều tra của phủ Ca cho thấy rõ tổng Dõng phạm vào các tội :
Chiếm làng Bình Thắng 150 mẫu, chiếm của làng Bình Thọ hơn 100 mẫu. Dõng còn mượn tiền bạc, lúa gạo của làng và của dân 512 quan mà không trả. Nhưng tham biện Vĩnh Long chỉ cho phép phủ Ca xử vụ chiếm đất làng Bình Thắng mà thôi, các khoản khác đều bỏ qua. Phủ Ca đề nghị tịch thâu cây súng riêng của Dõng, đày Dõng lên Sài Gòn hoặc Trảng Bàng một năm “để sửa mình”. Phủ Ca cho biết thêm là Dõng lợi dụng những người “theo nghịch” mà Dõng tha tội cho, sau khi thông dâm với mẹ của tội nhân, và bắt tội nhân làm đày tớ riêng. Lại còn bắt dân làm đày tớ riêng cho vợ bé, bắt hương chức làng đóng thuế cho phần đất của anh vợ. Ai muốn được cử hương thân, hương hào phải lo hối lộ mỗi người 5 quan, bằng không thì đánh 40 hoặc 50 roi, và nhiều khoản khác.
Sự việc kết thúc ra sao ? Ai phải ai quấy ? Điều chắc chắn là bọn theo Pháp thời bấy giờ giành giựt quyền lợi, ăn thua nhau và dựa vào những gốc to là bọn Pháp. Bọn Pháp sử dụng dân bản xứ trong việc trừ nội loạn và đồng thời cũng thích ăn hối lộ. Chỉ tội cho người dân chịu oan khổ, nào quan tây, quan ta, tốn công khẩn hoang ; luật lệ, nghị định của các quan Thống đốc chỉ là hình thức.
Điển hình một vụ người Pháp lập tiểu quốc ở cù lao Năm Thôn :
công ty Taillefer
Trước khi chiếm ba tỉnh miền Tây, nhà nước đã kêu gọi người Pháp nên mua đất ruộng vì là dịch vụ có lời nhanh chóng, thí dụ như ruộng ở làng Bình Lập (Tân An) vào 1865 mỗi mẫu (ha) đem lại lợi tức 140 quan mỗi năm, nhưng bán chỉ có 100 quan mỗi mẫu. Thực dân tiên đoán : gạo xuất cảng dễ và cao giá nên nhứt định giá ruộng sẽ tăng lên. Khi trước mỗi mẫu đem lại lợi tức từ 30 đến 40 quan, nhưng từ khi hương cảng Sài Gòn mở cho tàu buôn ngoại quốc vào, giá gạo tăng gấp bốn lần hồi đàng cựu.
Một trong những người Pháp lạc quan, táo bạo nhứt trong vụ làm ăn về ruộng đất là Taillefer. Vốn là sĩ quan hải quân, từng tham gia chiến trận. Ông ta xin phép nghỉ không ăn lương, dành thời giờ mà khai thác nông nghiệp. Cha của Taillefer làm dân biểu bên Pháp, nhà giàu, có vườn nho. Vào cuối 1864, Taillefer đệ trình với viên Tổng tham mưu quân đội viễn chinh ở Sài Gòn một dự án. Bấy giờ là giai đoạn quân sự nên nhà binh nắm rất nhiều quyền hạn. Taillefer muốn dẫn thủy nhập điền để làm ruộng mỗi năm hai mùa, nhờ đó mà mức sản xuất lúa gạo sẽ tăng gấp đôi. Kinh Bảo Định (nối từ chợ Tân An đến chợ Mỹ Tho, Vàm Cỏ Tây đến Tiền Giang) có thể chọn làm địa điểm, kế hoạch tiến hành như sau :
— Đắp đập chận hai đầu kinh này, lấy nước ngọt tát lên ruộng, dùng 3 máy chạy bằng hơi nước (mỗi máy 50 mã lực); chạy mỗi ngày 12 giờ là tát được 486000 thước khối.
— Mỗi mẫu tây chỉ cần 1000 thước khối nước là đủ làm ruộng. Nếu trừ hao nước bốc hơi là 10 phần trăm, cứ 10 ngày, máy chạy 1 lần là đủ. Ai có đất hai bên bờ kinh thì cứ đào mương mà hứng nước vào ruộng, trả lại cho công ty mỗi mẫu và mỗi mùa lúa là 100 quan.
— Việc tát nước vào mùa nắng giúp mỗi năm làm được hai mùa, nước dưới rạch tát lên có sẵn phù sa là thứ phân quá tốt, dân khỏi tốn tiền mua phân bón ruộng. Lần hồi sẽ khai thác thêm, áp dụng cách tát nước bằng máy này khắp cánh đồng bao la giữa Cao Miên và Sài Gòn !
Thoạt tiên, kế hoạch được chú ý, nhà cầm quyền nhờ các viên tham biện tìm thử ở Trảng Bàng, Tây Ninh hoặc Mỹ Tho một sở đất liền lạc rộng khoảng 1000 mẫu để thực thi, nhưng tìm không ra.
Kế hoạch đẹp đẽ trên giấy tờ bị dẹp qua. Nhưng Taillefer không thối chí. Khoảng 1866, lại lập một công ty lấy tên là công ty Trồng Tỉa và Dẫn Thủy ở Nam kỳ, hoạt động chừng 5 năm là phá sản luôn, gây bao nhiêu thắc mắc cho nhà nước. Taillefer muốn lập một tiểu quốc ở cù lao Năm Thôn (Mỹ Tho) trên Tiền giang mà ông ta chiếm trọn, (ngoài ra, còn khẩn đất ở Tân An 189 mẫu đất, lập một đồn điền khác).
Đất ở Tân An và ở cù lao Năm Thôn mà Taillefer trưng khẩn không phải là đất hoang, nhưng là giựt của dân.
Vốn của công ty là 300 000 quan.
Cù lao Năm Thôn là vùng trù phú nhứt nhì của sông Tiền giang, khai khẩn từ hồi chúa Nguyễn, nổi danh nhờ huê lợi ruộng, trồng cau dừa, trồng dâu nuôi tằm. Trước khi thực dân đến, đã lập xong 5 thôn (vì vậy mà gọi là Năm Thôn). Cù lao bỏ hoang vì dân chạy giặc (nên nhớ đây là vùng sát bên Cái Bè, nơi Tổng đốc Lộc trấn đóng). Mãi đến 6 năm sau, chỉ có 8 gia đình trở về xin lãnh phần đất mà trước kia họ làm chủ, viên tham biện cho phép. Số đất được dân nhìn nhận trở lại có 36 mẫu mà thôi.
Taillefer đến, thoạt tiên trưng khẩn một lô 300 mẫu tây, nhà nước cấp cho bằng khoán. Rồi xin khẩn trọn cù lao nhưng nhà nước đưa ra giá quá cao nên việc không xong. Khi làm bá chủ phần lớn cù lau này (trong thực tế là chiếm trọn), Taillefer đến gặp số người đã hồi cư, họ hứa sẵn sàng bán đất cho y (36 mẫu vừa kể trên) sau khi họ có bằng khoán. Tạm thời, họ sẵn sàng mượn tiền của công ty để làm ăn. Lẽ dĩ nhiên công ty hài lòng, muốn làm ruộng mà thiếu dân thì sao thực hiện được. Điều đáng chú ý là trước khi cấp cho Taillefer lô đất to này, nhà nước đã niêm yết suốt ba tháng trong tỉnh Mỹ Tho nhưng mấy người chủ đất cũ chẳng ai ra tranh cản (không dám tranh cản thì đúng hơn).
Taillefer trở nên hống hách, công khai tuyên bố rằng cù lao này thuộc trọn quyền sở hữu của y, dân ở trên cù lao bị đối xử như tá điền, như cu—li. Lại còn quả quyết rằng nhà nước không được quyền lập lại làng xóm như thời đàng cựu, vì lập làng là phải bớt ra mộ số đất để làm công điền.
Việc bóc lột bắt đầu. Trước tiên, lập một nhà máy xay lúa. Để có đủ lúa cung cấp cho nhà máy hoạt động, y bèn mua lúa đứng (lúc lúa gần chín) của dân trên cù lao, với giá rẻ. Đây là hình thức cho vay gọi là “cho bạc lúa”. Lại còn cho vay bạc ăn lời với tỷ lệ lời cao, không thua mấy ông điền chủ thời đàng cựu (50 phân một năm). Và cho vay cắt cổ : một người nọ vay nợ 250 quan, phải trả vốn và lời trong 5 tháng với tiền lời 50 phần trăm. Đồng thời con nợ phải ký giấy để cố miếng đất trị giá 1000 quan, không trả được số bạc nói trên thì phải chịu mất đất.
Taillefer còn mơ ước viễn vông là loại bỏ trung gian Huê kiều trong việc mua lúa. Y cho người đem tiền đến các chợ phụ cận mua lúa về, với triển vọng là sẽ mua ghe chài mà chở lên Sài Gòn, bán thẳng ra ngoại quốc sau khi xay tại cù lao. Từ cù lao Năm Thôn, y dòm ngó qua Sóc Trăng, toan cạnh tranh mua lúa ở Hậu giang và lập chành trữ lúa, lại yêu cầu quan tham biện Sóc Trăng cho bắt dân địa phương làm xâu để cất chành lúa tại chỗ thí công cho y, nhưng đơn bị bác bỏ.
Y nhập cảng thẳng từ bên Pháp một số nồi niêu, soong chảo, vải bô, khăn mu soa, luôn cả rượu chát (do gia đình bên Pháp sản xuất) để bắt buộc dân trong cù lao mua lại hoặc đổi lúa mà họ canh tác được. Đây là bắt chước người Hoa kiều dùng hàng hóa đổi lúa, nhưng hàng hóa của y đổi lại không có giá trị thực tiễn đối với dân.
Thấy việc làm ruộng không được khả quan như dự định, bèn đặt kế hoạch trồng cây va—ni để chế bột thơm gia vị, trồng bông vải, trồng dâu nuôi tằm, trồng mía.
Hằng ngày, áp dụng chế độ cai trị riêng : sáng và chiều, cho đánh trống, các gia trưởng trong đám tá điền phải tập họp để điểm danh, như ở trại lính. Dân trên cù lao chỉ phải đóng địa tô cho y và khỏi đóng thuế cho bất cứ ai cả. Khi gặp chuyện thắc mắc, y viết giấy đòi dân tới văn phòng mà khoát nạt, tự xưng là “ông quan ba”, ai làm sái quấy cứ phạt tiền và phạt vài chục roi, như quan thời đàng cựu.
Đến năm 1868, theo lời y, dân thêm đông đảo, già trẻ bé lớn chừng 1200 người. Y cho lập hai làng, canh tác chừng 250 mẫu, những làng này không được quyền có đất công điền.
Nhưng việc gì phải đến lại đến. Vào năm 1868, mùa màng thất bát, đa số dân trên cù lao trốn qua đất liền mà ở để giựt nợ; những người lãnh tiền để mua lúa cung cấp cho nhà máy xay cũng biệt tích.
Y làm đơn thưa với tham biện và tòa án Mỹ Tho, nhờ xét xử bọn giựt nợ và bọn không chịu đong lúa ruộng. Trong thời gian khai thác cù lao, y tỏ ra hách dịch, khinh thường bọn quan lại người Pháp ở địa phương nên đây là dịp tốt để họ trả thù : những con nợ đều được xử trắng án, vì y đã ăn lời quá cao hơn luật định. Y làm đơn thưa với Thống đốc Nam kỳ, nhưng viên chức đi điều tra bèn tố cáo ngược lại. Y tự biện hộ rằng cho vay nặng lời là để bù trừ những vụ giựt nợ. Y ăn hiền ở lành, vì nếu ác độc thì đã bị dân nổi loạn giết rồi ! Y khoe khoang đã phát thuốc thí, giúp dân chúng bớt bịnh hoạn. Theo y, phải dùng biện pháp mạnh đối với dân bổn xứ vì họ là bất hảo.
Sau cuộc điều tra, nhà cầm quyền cho phép lập trở lại trên cù lao 5 làng như trước, với công điền. Taillefer nổi giận cho rằng người “An Nam” nhờ y giúp đỡ lập nghiệp, nay lại muốn đuổi y ra khỏi cù lao thay vì mang ơn.
Rốt cuộc công ty phá sản, vì nhà nước thực dân không muốn dung túng trường hợp lập tiểu quốc mà tư nhân kinh doanh nắm trọn quyền về quân sự, hành chánh và tư pháp. Về nhân tâm, chính Taillefer cũng nhìn nhận là có một số tá điền giựt nợ rồi trốn đi làm ăn cướp hoặc theo phiến loạn.
Người vui mừng nhứt khi thấy công ty phá sản là tổng đốc Lộc. Lộc thèm thuồng cù lao phì nhiêu này từ lâu nhưng không dám tranh giành. Lộc liền mua đấu giá phần đất của Taillefer khẩn (dân ở cù lao thời đàng cựu phải chịu mất đất luôn). Lộc chết, giao lại cho con là Trần Bá Thọ, và Thọ lại tự tử vì khai thác lỗ lã lúc sau này trên cù lao.
Danh từ công thổ chỉ những loại đất còn hoang, hoặc có chủ khai khẩn rồi bỏ phế trở thành vô thừa nhận. Ngày trước, đất là của Vua. Người Pháp đến, xác nhận ruộng đất là của Thuộc địa, mặc nhiên nhà nước làm chủ tất cả đất đai trong toàn cõi thuộc địa, muốn là sở hữu chủ phải có sự chấp nhận về mặt pháp lý của Thống đốc Nam kỳ, ở tỉnh thì chủ tỉnh là người được ủy quyền của quan Thống đốc trong phạm vi nhỏ.
Nhiều nghị định liên tiếp ra đời rồi điều chỉnh lại vì sự thi hành không trôi chảy như ý. Đại khái, nghị định 30/3/1865 và 29/12/1871 định rằng nhà nước sẽ đo đạc, điều tra về đất đai để lần hồi cho dân khẩn. Những điền chủ cũ có ghi tên trong địa bộ hồi đời Tự Đức phải trình diện để khiếu nại trong vòng 3 tháng để từ ngày dán yết thị tại địa phương và đăng trên Công báo, quá thời hạn trên thì đất ấy thuộc về nhà nước, xem là công thổ. Nhà nước bán theo giá thuận mãi với giá là 10 quan mỗi mẫu tây. Riêng những ngừười hữu công với nhà nước, đất có thể cấp không.
Người dính líu đến việc chống Pháp, trong điều kiện ấy làm sao dám trình diện ? Một số đất có chủ lại trở thành công thổ. Những người không dính dấp gì tới quốc sự cũng bị thiệt thòi quyền lợi, họ tiếp tục đệ đơn khiếu nại mặc dầu thời gian ba tháng niêm yết đã trôi qua. Họ không biết chữ, hương chức làng lắm khi giấu giếm bảng yết thị đó để thủ lợi, hoặc người chủ đất tản cư qua vùng khác, khi hay biết thì về quá trễ (châu tri của Giám đốc Nội vụ ngày 7/5/1879). Trong tờ phúc trình lên Hội đồng quản hạt đề ngày 11/10/1881 của Giám đốc Nội vụ thì cách chức khẩn đất hiện hữu quá rắc rối. Trước kia, thời đàng cựu hễ ghi tên vào bộ điền, đóng thuế là làm chủ đất. Theo luật mới, khi khẩn trưng 10 mẫu đất xong, muốn làm chủ thiệt thọ thì phải mua với giá 10 quan mỗi mẫu và nộp bản đồ (gọi nôm na là bông đồ) đo đạc chính xác theo phương pháp mới và được quan Thống đốc chuẩn phê. Như vậy là bất lợi cho dân và cho nhà nước, nhà nước thiếu nhân viên chuyên về khám đạc (gọi nôm na là họa đồ, kinh lý) để đi khắp các tỉnh các làng; tiền vốn vẽ bản đồ, tiền in tờ bằng khoán lại cao hơn giá bán 10 quan mỗi mẫu. Nghị định năm 1878 cho phép dân khẩn đất được miễn thuế bốn năm đầu tiên nên người nghèo vào đơn xin trưng khẩn quá nhiều. Nay cứ đặt ra điều kiện dễ dãi, hễ ghi tên vào bộ điền, chịu đóng thuế là coi như đã làm chủ, nhưng người khẩn đất chỉ được miễn thuế trong năm đầu mà thôi, năm sau phải đóng đủ. Tờ phúc trình này cũng khuyến cáo các tham biện chủ tỉnh không nên cấp những lô đất to hơn 20 mẫu, đề phòng nảy sinh ra giai cấp đại điền chủ.
Năm 1885, nhìn chung là ít ai chịu khẩn đất với diện tích rộng hơn 20 mẫu (đa số dân nghèo đều làm đơn xin trưng khẩn dưới 10 mẫu) vì sợ đóng thuế không nỗi. Kẻ nào xin khẩn sở đất to là nhắm vào đất tốt để đầu cơ, bán lại. Từ năm 1882 đến 1885 số đất được dân xin khẩn là 9055 mẫu.
Về công điền, tên tham biện Nicolai đã làm tờ phúc trình dứt khoát để tước đoạt không cho hương chức làng hưởng quyền hạn rộng như xưa. Nicolai trình bày :
— Theo nghị định 29/10/1871 và 22/8/1882 hễ phần đất nào không ghi vào địa bộ với sở hữu chủ rõ rệt thì phải theo quy chế đất công thổ. Trước khi người Pháp đến, hương chức làng có quyền đối với đất hoang trong địa phận họ cai trị, quan Bố chánh chỉ can thiệp khi đất ấy đã có người canh tác nhưng người ấy không đóng thuế hoặc đóng thuế ít so với diện tích. Hương chức làng ngày xưa được quyền gọi dân tới khẩn, bắt buộc họ làm đơn, vẽ bản đồ sơ sài rồi chịu thuế.
Nicolai nhắc lại những nguyên tắc của nghị định 1871 :
— Đất hoan, chưa vô bộ, chỉ có quan Thống đốc Nam kỳ mới được phép cho trưng khẩn, bán hoặc đổi.
— Chỉ có tham biện chủ tỉnh, thừa ủy quyền của Thống đốc Nam kỳ mới được phép quy định ranh giới công thổ.
— Đất nào có chủ thời đàng cựu, nhưng sau ba tháng truyền rao trên Công báo mà chủ không nhìn nhận, hoặc thiếu bằng cớ cần trưng ra khi nhìn nhận, thì sẽ không được tranh chấp nữa và trở thành công thổ. Tóm lại, công thổ (đất hoang, vô chủ trong địa phận mỗi làng) không phải là đất của làng, dẫu là về mặt tinh thần, tượng trưng. Hương chức không có quyền cấp đất hoang, hoặc cho dân tạm khẩn hoặc cày cấy tạm. Quyền ấy là của tham biện chủ tỉnh, thay mặt cho nhà nước. Bấy lâu vì chưa hiểu nguyên tắc ấy, nhiều nơi hương chức còn tự ý cấp đất hoang. Quan Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định 2/1/1892 để ngăn cản tình trạng trên.
Với sự quy định ấy, thôn xóm chỉ còn tự trị về mặt hình thức mà thôi, vì trong thực chất, hương chức làng chẳng còn quyền hạn gì đối với đất đai bỏ hoang cả. Ngay đến sở đất gọi là công điền của làng, phải được nhà nước thừa nhận thì mới là hợp pháp.
Tình hình các tỉnh dưới mắt người Pháp
Tài liệu vào thời người Pháp mới đến tuy dồi dào nhưng phiến diện, chỉ là sự nhận xét và báo cáo chủ quan của vài viên chức nặng óc thực dân. Xin lược kê đôi ba tài liệu, gọi là chỉ dẫn mà thôi :
— Báo cáo của Paul Vial, Giám đốc Nội vụ vào tháng 9/1865 : tỉnh Mỹ Tho ở vào ải địa đầu (Vĩnh Long, bấy giờ thuộc quyền triều đình Huế) chia ra bốn hạt tham biện, mỗi hạt do người Pháp trực tiếp trông coi, dân làng đã tự động chống quân làm loạn. Tháng rồi, 4 lãnh tụ trước kia theo Trương Định bị bắt và giết ở phía Gò Công, do người bổn xứ giết (nên hiểu là bọn theo Pháp như lãnh binh Tấn).
So với năm rồi, diện tích làm ruộng tăng thêm 50 phần trăm. Dân ở Sài Gòn và Biên Hòa tăng thêm, đó là dân hồi cư. Tỉnh Biên Hòa được khả quan từ khi lập đồn Bảo Chánh, một số dân miền Thượng giúp đỡ Pháp để chận loạn quân từ Bình Thuận đột nhập. Người Thượng theo Pháp vì dư đảng của Trương Định đối xử vụng về với họ.
Tỉnh Sài Gòn (Gia Định) không còn loạn quân nhưng bọn cướp còn đánh phá ghe thuyền di chuyển lẻ tẻ. Có chừng 20000 ghe thuyền lớn nhỏ chở chuyên hàng hóa, phân nửa số này di chuyển thường trực. Vial đề nghị cho tàu máy đi tuần theo sông rạch, mỗi tàu chỉ cần 2 người Pháp, 6 tên lính mã tà là đủ. Trước kia, chợ quan trọng ở nơi xa, nước cạn, vì vậy bọn giặc Tàu Ô khó khuấy rối, bây giờ cũng vì nước cạn mà tàu máy khó tới (phải chăng muốn ám chỉ vùng Ba Cụm lừng danh). Gần sông Vàm Cỏ (có lẽ Vàm Cỏ Tây) còn một nhóm 7 người Tagal và một số loạn quân ẩn náu, trước sau gì chúng cũng bị dẹp (đây là lính Tagal từ Phi Luật Tân qua đánh ta lúc trước). Vial nhận định rằng quan lại thời đàng cựu hống hách với dân ; nạn nhân của chế độ cũ là những điền chủ và thương gia giàu có. Hai hạng này được Pháp chú ý trọng dụng. Vial khen ngợi họ hăng hái hoạt động và có óc thực tế, họ sẽ giúp người Pháp thâu phục nhân tâm.
á phiện đem cho nhà nước hoa chi 1 200 000 quan mỗi năm. Vial cho rằng người bổn xứ đã hút trước khi Pháp đến, á phiện không hại gì cả, nếu hút có độ lượng. Đề nghị nên tiếp tục cho hút vì dân Trung Hoa hút khá nhiều nhưng vẫn giữ được đức tánh cố hữu là hăng hái, siêng năng.
Hoa chi sòng bạc thâu được 400 000 quan vào năm rồi nhưng gây xáo trộn ở làng xóm. Hương chức làng vì mê cờ bạc nên ăn cắp công quỹ và ăn hối lộ. Nông phu đánh bài, trẻ con cũng vậy, sanh nạn trộm cắp. Đề nghị dẹp hoa chi cờ bạc, nếu cần thì chỉ cho phép mở sòng bạc tại Sài Gòn mà thôi.
Về thuế bến thì tàu Pháp và tàu Tây Ban Nha hưởng ưu tiên khỏi đóng. Đề nghị nên bỏ thuế này cho tàu buôn bán các nước khác, để thương cảnh thêm tấp nập.
Gạo tăng giá 5 lần lúc hơn trước, nhờ xuất cảng được.
Ruộng làm nhiều vì lúa bán cao giá. Ruộng canh tác lậu thuế quá nhiều, có đến phân nửa diện tích trốn thuế. Vài năm nữa, nếu đo đạc xong, thuế điền sẽ thâu được gần bằng hai mà khỏi cần tăng giá biểu thuế. Vial cho rằng giá biểu thuế điền còn quá thấp.
Số dân công làm xâu trị giá 1 triệu quan mỗi năm. Với số bạc mặt tương đương, chưa chắc mướn được nhân công để đào kinh, đắp lộ như người Pháp đã làm (đây là việc cưỡng bách làm xâu thời đàng cựu mà người Pháp duy trì).
Giá đường, non 1 quan 1 kí lô. Dầu phộng, 60 quan 1 tạ dầu, dầu dừa 8 quan 10 lít, cau khô bán qua Trung Hoa (?) từ 60 đến 80 quan mỗi tạ...
Điền chủ bổn xứ cho tá điền vay ăn lời từ 5 đến 10 phân mỗi tháng, tá điền phải chịu điều kiện là dùng hoa màu thu hoạc được để thế chân. Thông lệ là tháng 7 dương lịch năm tới là trả điền vay, tới tháng 1 dương lịch năm tới là trả gấp đôi. Vial nhận xét thêm về mức sống và trình độ văn minh của dân Nam kỳ : khá cao, sang trọng, mỗi chợ đều có đủ thứ nghề, nào là dệt chiếu, nào trại mộc, lò đặt rượu, nhà dệt, lò nhuộm. Trại hòm hoạt động mạnh, hòm (quan tài) hạng thường nbán 30 quan, mỗi năm sản xuất từ 20 đến 20 ngàn cái tức là trong 3 tỉnh miền đông Nam kỳ xài 1 000 000 quan về hòm, người Việt chú trọng đến cái hòm của mình từ khi còn sống.
Về tiền tệ, Vial nêu vài chi tiết đáng chú ý :
Một quan tiền kẽm gồm 600 đồng, ăn 1 quan tiền Pháp.
Một quan tiền kẽm đời các vua sau này cân nặng từ 1 kí lô 10 đến 1 kí lô 1, trong khi tiền kẽm đời Gia Long cân nặng hơn : từ 1 kí lô 20 đến 1 kí lô 25. Trong quan tiền kẽm thông dụng, có khoảng 5/7 là tiền đời Gia Long.
Bạc nén, mỗi nén nặng 374 g (10 lượng) nhà nước nhận khi thâu thuế với giá là 74 quan 61, nhưng bạc nén đem ra chợ đổi được từ 95 đến 100 quan tiền ta, hoặc từ 16 đến 20 đồng bạc con ó.
Một nén vàng, mà Vial cho là ít khi thấy xài, cân nặng khoảng 336 g, dân xài với giá từ 1400 đến 1500 quan, kho bạc nhà nước nhận xài với giá chính thức là 1050 quan.
Đồng bạc con ó lúc đầu khó xài trong dân gian, một đồng con ó đổi 3 quan mà thôi, phổ biến rất chậm. ở thôn quê chưa thấy xài. Thời ấy vì xài nhiều thứ tiền khác nhau nên có nạn đầu cơ tùy theo mùa, có thể đem lợi cho bọn người chuyên đổi tiền.
— Báo cáo của Paul Vial ngày 17/9/1867 : giúp thấy sơ qua tình hình 3 tỉnh miền tây vừa bị Pháp chiếm từ 20/6 tức là non 3 tháng trước. Mục đích của viên Giám đốc Nội vụ này là tìm hiểu nguyện vọng, giải thích cho dân hiểu thiện chí của người Pháp. Mặt khác, thử nghiên cứu cách thức thâu thuế điền bằng tiền mặt, thay vì thâu bằng lúa như thời đàng cựu.
Theo Vial, lúc trước ở 3 tỉnh miền Tây có từ 4 đến 5000 lính đàng cựu, nay chỉ cần tuyển chọn 900 người là đủ dùng vào việc trị an (bớt tốn công quỹ để nuôi lính). Nên tuyển chọn lính mã tà trong gia đình dân có bộ (khá giả), được bảo đảm hơn là lựa trong đám lưu dân. Vial xuống tàu ngày 31/8/1867 (từ Mỹ Tho) với 25 lính mã tà từ Gò Công gởi qua tăng cường cho Trà Vinh, trước đó có 50 lính mã tà đã đến Trà Vinh rồi. Tới Bến Tre, Vial còn thấy di tích của dinh phủ Hoằng Trị thời đàng cựu đã bị bắn sập từ 1862, quan tham biện làm việc trong căn nhà lá, tiếp tay với tham biện là hai quan huyện : một là cựu cai tổng ở Gò Vấp, một là tay phú hộ ở Gò Công. Tham biện Bến Tre lúc bấy giờ là Champeaux. Theo ý kiến Champeaux thì dân Bến Tre sẵn sàng đóng thuế bằng tiền. Champeaux thắc mắc về sự hiện diện của một số quan lại cựu trào đang cư ngụ dưỡng già tại Bến Tre, xem như là những phần tử có hại cho an ninh (chắc ám chỉ những người ở Ba Tri như ông Đồ Chiểu ?) Tàu đến vàm rạch Cầu Ngang. Cách chỗ tàu đậu chừng 4000 thước, quân sĩ đang giao chiến với loạn quân, lát sau, Pháp tái chiếm Cầu Ngang. Đêm đến, Vial ngủ tại Cầu Ngang, được biết rằng tất cả dân làng đều theo bọn phiến loạn. Từ ngày 28/8, tại làng Tân Lập, dân nổi loạn giết một thư kỳ và 3 lính mã tà. Một tốp Cao Miên chừng 200 người tới xin quy thuận và điềm chỉ bọn cầm đầu phản loạn gồm chừng 54 tên nhưng bọn này đã trốn mất. Đến Vĩnh Long, bấy giờ dân đang còn lo sợ, chợ Vĩnh Long có đường sá lót bằng gạch vụn. Chợ Sa Đéc rộng rãi và náo nhiệt. Viên tham biện Sa Đéc mách cho Vial biết : huyện Phong Phú (Ô Môn, Cần Thơ) ở quá xa, cần lập tại đó một hạt tham biện. Phong Phú là vùng giàu có nhưng chưa kiểm soát được. Vial đi từ Sa Đéc qua Rạch Giá theo rạch Lấp Vò, ở chặng đầu, thấy dân đông, sung túc. Ra Hậu giang, đến Đông Xuyên (tức là Long Xuyên ngày nay), thấy cù lao trên sông có nhiều rẫy mía khá tốt. Vial tiếp tục hành trình qua Rạch Giá theo kinh Núi Sập (Thoại Hà), kinh nhiều cỏ, tàu khó chạy vì chân vịt tàu thường bị vướng, muỗi quá nhiều, không thấy nhà cửa ở hai bờ kinh. Sáng ngày 9/9 đến Rạch Giá, khúc gần chợ, bề ngang rạch chừng 30 đến 40 thước, hai bên đầy nhà cửa và ghe xuồng. Nước chảy mạnh, tại vàm biển ngoài những ghe cỡ nhỏ còn có một chiếc goélette (Vial muốn nói loại tàu buồm Hải Nam ?) trọng tải chừng 80 tonneaux của người Tàu ở Kampot đến đậu từ 3, 4 tháng rồi, chờ khi thuận gió sẽ rời bến.
Vàm Rạch Giá cạn, vì vậy đã cho cắm mấy hàng nọc dài ra biển để hướng dẫn cho tàu khỏi rướn lên bãi bùn. Quân sĩ và tham biện Rạch Giá ngụ trong đồn cũ thời cựu trào, tu bổ khéo léo, mỗi góc đồn chừng 80 mét (đồn này không đầy một năm sau là bị Nguyễn Trung Trực đốt rụi). Tư thất tham biện lợp lá, còn tốt. Dinh tham biện ở hữu ngạn Rạch Giá, trên giồng cao, nhiều cát, gần đấy có xóm nhà và vườn cây ăn trái. Thời cựu trào, người Tàu ở đây có quyền hạn nhiều (ít nhiều tự trị) phỏng định chừng 800 người, khó tin cậy, đề nghị tăng cường cho Rạch Giá vài người lính Pháp.
Mấy ông cai tổng ở Cà Mau (bấy giờ, Cà Mau thuộc về hạt tham biện Rạch Giá) đang gom mấy khẩu thần công thời cựu trào đem về đồn. Tại Cà Mau, có 20 lính mã tà nhưng xin thêm 120 lính nữa để tăng cường. Hạt Rạch Giá ruộng ít, dân ít, nếu bắt thêm 100 lính thì dân chịu không kham, không như ở Sa Đéc và Vĩnh Long nơi dân đông hơn. Người Cao Miên ở Rạch Giá đông gần bằng người Việt Nam, có nuôi bò nhưng không phải nuôi để ăn thịt. Vial muốn cho lính và viên chức Pháp ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá được ăn thịt bò đầy đủ.
Trở về Đông Xuyên (Long Xuyên) để xuồng Ba Xuyên, từ vàm rạch Ba Xuyên đến chợ Sóc Trăng tốn 10 giờ vì nước cạn. Tàu chạy được một khoảng, khoảng còn lại phải đi ghe. Trên đường tới Sóc Trăng có nhà thờ Công giáo nhỏ, chợ Sóc Trăng nhiều gạo, gạo ngon và bán thật rẻ, nhiều ghe từ Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho, Chợ Lớn đến mua. Lính mã tà ở Sóc Trăng gồm một số ở Hóc Môn đổi tới nên khi gặp ông phủ Trần Tử Ca (cùng đi với Vial) thì họ quá mừng, họ nhớ nhà, tới đây 25 người, đã chết 3 người. Sáu năm về trước, người Miên Sóc Trăng đã nổi loạn chống cựu trào, từ đó về sau họ thù hằn người Việt. Ông phủ U là người Miên hợp tác với Pháp. Lúc ở Sóc Trăng, Vial được tin gởi về cho biết lính mã tà ở Cà Mau vừa bắt được bá hộ Chương, người cầm đầu phản loạn bấy lâu. Chuyến về, Vial được phủ Trực cho biết : có con rạch đi tắt từ Mỹ Tho đến Trà Vinh, đó là rạch Lách Cần Thay (nay là Chợ Lách). Vial cho biết : các tham biện mà ông ta gặp đều đồng ý là nên giải tán hẳn các đồn điền đàng cựu, đất ruộng thì giao trả lại cho làng cũ vì đa số dân đồn điền theo phe làm loạn trong thời gian qua. ở tỉnh Sài Gòn (Gia Định), việc giải tán đồn điền đã thi hành có kết quả từ 1861.
Hình ảnh miền quê dưới mắt một người Việt
Năm 1894 ông Dương Tế Mỹ làm chức kinh lịch (lettré, một chức vụ khong quan trọng chuyên phiên dịch những giấy tờ chữ Nôm, chữ Nho ra quốc ngữ) gởi về Nam kỳ Soái phủ một tờ trình, góp vài ý kiến để cải cách xã hội, đề tháng 10/1894. Bấy giờ, Dương Tế Mỹ đã nghỉ việc, cư ngụ tại làng Minh Đức, tỉnh Trà Vinh. Xem qua, ta hiểu phần nào bộ mặt của miền quê hồi cuối thế kỷ 19. ý kiến của ông Mỹ có thể tóm tắt như sau :
— Nạn đánh me lan tràn, người Huê kiều làm chủ sòng mà thủ lợi, việc đánh me được nhà nước hợp thức hóa để thâu hoa chi. Vì cờ bạc mà sanh nạn trộm cắp, con nít 12 tuổi cũng biết đánh me. Đề nghị nhà nước ta nên kiểm soát nghề nghiệp và lý lịch của dân cho kỹ hơn.
— Bọn làm bồi cho Tây sống lưu động, là bọn du đảng nguy hiểm. Nên nhốt bọn chúng
— Nên mở mang tiểu công nghệ cho dân có thêm công ăn việc làm, nên phát triển trồng bông vải.
— Yêu cầu nhà nước đừng đánh thuế rượu đế (rượu nếp nấu theo phương pháp cổ truyền). Người Tàu chịu đóng thuế, đặt rượu nếp bán lại cho dân, mấy nhà máy rượu ấy bỏ hèm : hèm là thứ mà dân ta dùng nuôi heo rất tốt. Để bù vào thuế rượu, nhà nước có thể tăng thuế thân hoặc thuế điền. Hồi đàng cựu, ai muốn nấu rượu thì cứ tha hồ, nhờ đó mà dân nhậu thưởng thức nhiều thứ rượu nếp với hương vị độc đáo khác nhau, chẳng khác nào rượu nho bên Pháp gồm nhiều loại. Người Hoa kiều nắm độc quyền lập nhà máy đặt rượu nên dân chỉ thưởng thức có một thứ rượu mà thôi. Hễ được tự do đặt rượu dân có thể tìm thứ rượu ngon theo sở thích mà uống. Nếu nhà nước bỏ thuế rượu, sẽ có chừng 15 phần trăm dân chúng được nhờ, họ xay nếp đặt rượu bán, lấy hèm để nuôi thêm heo; do đó, giá thịt heo sẽ rẻ.
— Có đến 3/4 dân chúng mang tật cờ bạc.
— Mấy ông cai tổng ở Trà Vinh đã thật sự trở thành tai họa lớn cho dân. Mỗi lần bầu cử cai tổng, nhiều người dám tốn 1000 hoặc 2000 đồng để lo hối lộ với quan trên hoặc bày tiệc mua chuộc cảm tình trước. Tuy tốn kém lớn nhưng trong năm đầu tiên, các ông lấy được vốn và thêm lời, tiền thâu vô phỏng định từ 2500 đến 3000 đồng với chi tiết như sau :
* Nhận lễ vật của dân và của làng vào dịp Tết : 120 đồng.
* Nhận lễ vật của dân vào ngày mùng 5 tháng 5 : 120 đồng.
* Nhận của hương chức làng, mỗi tháng khi hương chức đến hầu là 80 đồng.
* Nhận hối lộ của hương chức khi làng lập bộ thuế đinh và thuế điền, khai thêm khai bớt cho nhẹ thuế : 300 đồng.
* Cho chứa cờ bạc, mỗi tháng thâu 50 đồng.
* Én hối lộ rải rác khi đi thăm các làng : 200 đồng.
* Bắt dân làm công nhựt, tức là làm xâu cho cá nhân : làm ruộng, phát cỏ vườn, đào mương vườn, chèo ghe thí công.
* Én hối lộ khi xử kiện, 700 đồng một năm. Ai lo tiền nhiều là thắng kiện.
* Chứa chấp bọn ăn trộm, chia tiền bạc với chúng.
* Cướp đoạt ruộng đất của dân để cho mướn lại.
lại.
* Ai muốn làm đám giỗ phải làm đơn, muốn được phép phải lo tiền.
* Bọn tay sai của cai tổng (biện, người chạy giấy) tha hồ tống tiền hương chức, hưởng huê hồng riêng là 17 phần trăm. Bọn này trở nên giàu có.
* Vài viên cai tổng có từ 10 đến 15 bà vợ, tất cả đều do các ông trợ cấp.
* Cai tổng thường lạm quyền, khám xét thơ từ của dân hoặc tờ trát của quan trên gởi về làng.
— Đề nghị cho các ông cai tổng đổi vùng để bớt những tệ đoan nói trên...
Mười phần thế nào cũng có tám chín hoặc hơn nữa. Đây là tiếng nói của một viên chức thân Pháp, tuy còn máu phong kiến nhưng bất mãn, vì thực dân đã tỏ ra “phong kiến hơn phong kiến” với hình thức giả hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Đáng chú ý là chuyện cướp đoạt ruộng đất.
Trường hợp một vụ người Việt cướp đất của người Việt
Tài liệu rút từ bản báo cáo của đốc phủ sứ Trần Tử Ca, đề ngày 29/11/1869 (hai năm sau khi mất ba tỉnh miền Tây), xảy ra ở tỉnh Vĩnh Long. Phủ Ca là người tận tụy với người Pháp, về sau bị giết ở Hóc Môn, ấy thế mà vẫn bất bình và can thiệp không được. Người bị tố cáo là cai tổng Nguyễn Văn Dõng thuộc tổng Bình Chánh, huyện Vĩnh Trị, tỉnh Vĩnh Long (Vũng Liêm), năm trước loạn quân còn hăng hái hoạt động. Phủ Trực được thực dân tinh cậy giao cho huyện này.
Tổng Dõng xin với phủ Trực cho mộ 30 người để làm lính giữ trật tự trong vùng, nhưng lại dùng số người này để phục dịch việc riêng tư.
Bấy giờ phủ Trực cho khai con kinh tại Bưng Trường, hai bên bờ đất tốt, phát cỏ rồi cấy là xong, khỏi cày. Phủ Trực truyền cho dân lậu ở các làng cứ đến đó mà khẩn đất, sau ba năm thì nộp thuế, lập làng mới, giống như thời đàng cựu. Dân lậu kéo đến làm ruộng, lập được 3 tổng, tính hơn 20 làng (mỗi làng 10 tên dân, khẩn ruộng 20 mẫu). Một số dân khác cũng tới con kinh này vì đất ở quê quán quá xấu, họ làm ruộng thêm, lấy huê lợi đem về đóng thuế ruộng ở quê quán.
Vì là cơ hội để khẩn đất nên số lính mà tổng Dõng đã mộ trước kia bèn trốn tới kinh này làm ruộng, gia nhập vào các làng mới lập. Tổng Dõng kêu nài, phủ Trực lần sau chỉ cấp cho 5 người tùng giả, do dân làng nạp (tùng giả là người sai vặt, cận vệ của cai tổng hoặc hương chức làng, theo quy chế xưa, có ăn lương tượng trưng).
Tổng Dõng quá khôn, nhân cơ hội này làm đơn đến tham biện chủ tỉnh, xin khẩn riêng đất hoang 20 mẫu (tức là diện tích quy định cho một làng), phần đất này giáp Bình Thắng thôn (Đông), Bình Thọ thôn (Tây), Thạnh Mỹ thôn (Nam), Long Khánh thôn (Bắc). Đơn được chấp thuận, phủ Trực đã chỉ rõ ranh giới phần đất như trên cho tổng Dõng biết.
Vì mẹ chết nên phủ Trực nghỉ phép ba tháng, thừa cơ hội ấy, tổng Dõng trở thành vua một cõi, từ sở đất vừa được phép khai khẩn ông ta lấn ranh qua thôn Bình Thắng phía Đông, lấn 150 mẫu dành cho bà con bên vợ làm.
Tổng Dõng bèn dâng đơn lên quan phó tham biện mà tố cáo : Vì có đào kinh mới nên dân đã bỏ làng do ông vừa lập mà đi, xin quan trên ra lịnh cho dân trở về làng cũ. Quan phó tham biện chấp thuận và cho Dõng một tờ trát để đuổi dân. Dân mới làm ruộng đang lúc bắt mạ (gieo mạ) nên do dự, không chịu về, Dõng bắt họ mà đóng trăng (một thứ gông làm bằng ván khoét) và đánh đập.
Đỗ Hữu Phương (sau này là tổng đốc Phương) bấy giờ là đốc phủ sứ ở tại chợ Vĩnh Long lo việc dẹp loạn, bèn thâu lại lịnh đuổi ấy giao cho phủ Trực vừa mãn thời gian nghỉ phép, trở lại nhiệm sở. Bấy giờ dân làng Bình Thắng giáp ranh đất của Dõng lại đâm đơn tố cáo Dõng về tội lấn đất làng họ. Phủ Trực đòi Dõng tới, nhưng Dõng lánh mặt rồi đi thẳng lên tỉnh mà tố cáo phủ Trực với phó tham biện.
Trở về, tổng Dõng khoe với dân rằng phó tham biện dạy làng Bình Thắng phải thường cho ông ta mỗi công đất là 8 giạ lúa và 8 quan tiền; ruộng 1638 công (tức là non 150 mẫu mà Dõng đã lấn ranh) bồi thường với giá 10944 quan, năm sau đất tốt hơn, phải bồi thường đến 13680 quan.
Bấy giờ (có lẽ phủ Trực làm hậu thuẫn bên trong vì khi cho đào kinh, ông ta đã có tham vọng chiếm đất), dân làng Bình Thắng tố cáo Dõng 13 khoản, làng Long Hội tố cáo 27 khoảng, làng An Hội tố cáo 21 khoản. Quan tham biện giao cho phủ Ca xét xử. Phủ Ca đến huyện Vĩnh Trị, hai làng khác tố cáo thêm. Và khi đến làng Bình Thắng lại nhận đơn tố cáo khác. Tổng Dõng không chịu đến để giáp mặt với làng. Phủ Ca đành đến Mân Thít (nguyên văn ghi là Mơn Thích) gặp tổng Dõng.
Cuộc điều tra của phủ Ca cho thấy rõ tổng Dõng phạm vào các tội :
Chiếm làng Bình Thắng 150 mẫu, chiếm của làng Bình Thọ hơn 100 mẫu. Dõng còn mượn tiền bạc, lúa gạo của làng và của dân 512 quan mà không trả. Nhưng tham biện Vĩnh Long chỉ cho phép phủ Ca xử vụ chiếm đất làng Bình Thắng mà thôi, các khoản khác đều bỏ qua. Phủ Ca đề nghị tịch thâu cây súng riêng của Dõng, đày Dõng lên Sài Gòn hoặc Trảng Bàng một năm “để sửa mình”. Phủ Ca cho biết thêm là Dõng lợi dụng những người “theo nghịch” mà Dõng tha tội cho, sau khi thông dâm với mẹ của tội nhân, và bắt tội nhân làm đày tớ riêng. Lại còn bắt dân làm đày tớ riêng cho vợ bé, bắt hương chức làng đóng thuế cho phần đất của anh vợ. Ai muốn được cử hương thân, hương hào phải lo hối lộ mỗi người 5 quan, bằng không thì đánh 40 hoặc 50 roi, và nhiều khoản khác.
Sự việc kết thúc ra sao ? Ai phải ai quấy ? Điều chắc chắn là bọn theo Pháp thời bấy giờ giành giựt quyền lợi, ăn thua nhau và dựa vào những gốc to là bọn Pháp. Bọn Pháp sử dụng dân bản xứ trong việc trừ nội loạn và đồng thời cũng thích ăn hối lộ. Chỉ tội cho người dân chịu oan khổ, nào quan tây, quan ta, tốn công khẩn hoang ; luật lệ, nghị định của các quan Thống đốc chỉ là hình thức.
Điển hình một vụ người Pháp lập tiểu quốc ở cù lao Năm Thôn :
công ty Taillefer
Trước khi chiếm ba tỉnh miền Tây, nhà nước đã kêu gọi người Pháp nên mua đất ruộng vì là dịch vụ có lời nhanh chóng, thí dụ như ruộng ở làng Bình Lập (Tân An) vào 1865 mỗi mẫu (ha) đem lại lợi tức 140 quan mỗi năm, nhưng bán chỉ có 100 quan mỗi mẫu. Thực dân tiên đoán : gạo xuất cảng dễ và cao giá nên nhứt định giá ruộng sẽ tăng lên. Khi trước mỗi mẫu đem lại lợi tức từ 30 đến 40 quan, nhưng từ khi hương cảng Sài Gòn mở cho tàu buôn ngoại quốc vào, giá gạo tăng gấp bốn lần hồi đàng cựu.
Một trong những người Pháp lạc quan, táo bạo nhứt trong vụ làm ăn về ruộng đất là Taillefer. Vốn là sĩ quan hải quân, từng tham gia chiến trận. Ông ta xin phép nghỉ không ăn lương, dành thời giờ mà khai thác nông nghiệp. Cha của Taillefer làm dân biểu bên Pháp, nhà giàu, có vườn nho. Vào cuối 1864, Taillefer đệ trình với viên Tổng tham mưu quân đội viễn chinh ở Sài Gòn một dự án. Bấy giờ là giai đoạn quân sự nên nhà binh nắm rất nhiều quyền hạn. Taillefer muốn dẫn thủy nhập điền để làm ruộng mỗi năm hai mùa, nhờ đó mà mức sản xuất lúa gạo sẽ tăng gấp đôi. Kinh Bảo Định (nối từ chợ Tân An đến chợ Mỹ Tho, Vàm Cỏ Tây đến Tiền Giang) có thể chọn làm địa điểm, kế hoạch tiến hành như sau :
— Đắp đập chận hai đầu kinh này, lấy nước ngọt tát lên ruộng, dùng 3 máy chạy bằng hơi nước (mỗi máy 50 mã lực); chạy mỗi ngày 12 giờ là tát được 486000 thước khối.
— Mỗi mẫu tây chỉ cần 1000 thước khối nước là đủ làm ruộng. Nếu trừ hao nước bốc hơi là 10 phần trăm, cứ 10 ngày, máy chạy 1 lần là đủ. Ai có đất hai bên bờ kinh thì cứ đào mương mà hứng nước vào ruộng, trả lại cho công ty mỗi mẫu và mỗi mùa lúa là 100 quan.
— Việc tát nước vào mùa nắng giúp mỗi năm làm được hai mùa, nước dưới rạch tát lên có sẵn phù sa là thứ phân quá tốt, dân khỏi tốn tiền mua phân bón ruộng. Lần hồi sẽ khai thác thêm, áp dụng cách tát nước bằng máy này khắp cánh đồng bao la giữa Cao Miên và Sài Gòn !
Thoạt tiên, kế hoạch được chú ý, nhà cầm quyền nhờ các viên tham biện tìm thử ở Trảng Bàng, Tây Ninh hoặc Mỹ Tho một sở đất liền lạc rộng khoảng 1000 mẫu để thực thi, nhưng tìm không ra.
Kế hoạch đẹp đẽ trên giấy tờ bị dẹp qua. Nhưng Taillefer không thối chí. Khoảng 1866, lại lập một công ty lấy tên là công ty Trồng Tỉa và Dẫn Thủy ở Nam kỳ, hoạt động chừng 5 năm là phá sản luôn, gây bao nhiêu thắc mắc cho nhà nước. Taillefer muốn lập một tiểu quốc ở cù lao Năm Thôn (Mỹ Tho) trên Tiền giang mà ông ta chiếm trọn, (ngoài ra, còn khẩn đất ở Tân An 189 mẫu đất, lập một đồn điền khác).
Đất ở Tân An và ở cù lao Năm Thôn mà Taillefer trưng khẩn không phải là đất hoang, nhưng là giựt của dân.
Vốn của công ty là 300 000 quan.
Cù lao Năm Thôn là vùng trù phú nhứt nhì của sông Tiền giang, khai khẩn từ hồi chúa Nguyễn, nổi danh nhờ huê lợi ruộng, trồng cau dừa, trồng dâu nuôi tằm. Trước khi thực dân đến, đã lập xong 5 thôn (vì vậy mà gọi là Năm Thôn). Cù lao bỏ hoang vì dân chạy giặc (nên nhớ đây là vùng sát bên Cái Bè, nơi Tổng đốc Lộc trấn đóng). Mãi đến 6 năm sau, chỉ có 8 gia đình trở về xin lãnh phần đất mà trước kia họ làm chủ, viên tham biện cho phép. Số đất được dân nhìn nhận trở lại có 36 mẫu mà thôi.
Taillefer đến, thoạt tiên trưng khẩn một lô 300 mẫu tây, nhà nước cấp cho bằng khoán. Rồi xin khẩn trọn cù lao nhưng nhà nước đưa ra giá quá cao nên việc không xong. Khi làm bá chủ phần lớn cù lau này (trong thực tế là chiếm trọn), Taillefer đến gặp số người đã hồi cư, họ hứa sẵn sàng bán đất cho y (36 mẫu vừa kể trên) sau khi họ có bằng khoán. Tạm thời, họ sẵn sàng mượn tiền của công ty để làm ăn. Lẽ dĩ nhiên công ty hài lòng, muốn làm ruộng mà thiếu dân thì sao thực hiện được. Điều đáng chú ý là trước khi cấp cho Taillefer lô đất to này, nhà nước đã niêm yết suốt ba tháng trong tỉnh Mỹ Tho nhưng mấy người chủ đất cũ chẳng ai ra tranh cản (không dám tranh cản thì đúng hơn).
Taillefer trở nên hống hách, công khai tuyên bố rằng cù lao này thuộc trọn quyền sở hữu của y, dân ở trên cù lao bị đối xử như tá điền, như cu—li. Lại còn quả quyết rằng nhà nước không được quyền lập lại làng xóm như thời đàng cựu, vì lập làng là phải bớt ra mộ số đất để làm công điền.
Việc bóc lột bắt đầu. Trước tiên, lập một nhà máy xay lúa. Để có đủ lúa cung cấp cho nhà máy hoạt động, y bèn mua lúa đứng (lúc lúa gần chín) của dân trên cù lao, với giá rẻ. Đây là hình thức cho vay gọi là “cho bạc lúa”. Lại còn cho vay bạc ăn lời với tỷ lệ lời cao, không thua mấy ông điền chủ thời đàng cựu (50 phân một năm). Và cho vay cắt cổ : một người nọ vay nợ 250 quan, phải trả vốn và lời trong 5 tháng với tiền lời 50 phần trăm. Đồng thời con nợ phải ký giấy để cố miếng đất trị giá 1000 quan, không trả được số bạc nói trên thì phải chịu mất đất.
Taillefer còn mơ ước viễn vông là loại bỏ trung gian Huê kiều trong việc mua lúa. Y cho người đem tiền đến các chợ phụ cận mua lúa về, với triển vọng là sẽ mua ghe chài mà chở lên Sài Gòn, bán thẳng ra ngoại quốc sau khi xay tại cù lao. Từ cù lao Năm Thôn, y dòm ngó qua Sóc Trăng, toan cạnh tranh mua lúa ở Hậu giang và lập chành trữ lúa, lại yêu cầu quan tham biện Sóc Trăng cho bắt dân địa phương làm xâu để cất chành lúa tại chỗ thí công cho y, nhưng đơn bị bác bỏ.
Y nhập cảng thẳng từ bên Pháp một số nồi niêu, soong chảo, vải bô, khăn mu soa, luôn cả rượu chát (do gia đình bên Pháp sản xuất) để bắt buộc dân trong cù lao mua lại hoặc đổi lúa mà họ canh tác được. Đây là bắt chước người Hoa kiều dùng hàng hóa đổi lúa, nhưng hàng hóa của y đổi lại không có giá trị thực tiễn đối với dân.
Thấy việc làm ruộng không được khả quan như dự định, bèn đặt kế hoạch trồng cây va—ni để chế bột thơm gia vị, trồng bông vải, trồng dâu nuôi tằm, trồng mía.
Hằng ngày, áp dụng chế độ cai trị riêng : sáng và chiều, cho đánh trống, các gia trưởng trong đám tá điền phải tập họp để điểm danh, như ở trại lính. Dân trên cù lao chỉ phải đóng địa tô cho y và khỏi đóng thuế cho bất cứ ai cả. Khi gặp chuyện thắc mắc, y viết giấy đòi dân tới văn phòng mà khoát nạt, tự xưng là “ông quan ba”, ai làm sái quấy cứ phạt tiền và phạt vài chục roi, như quan thời đàng cựu.
Đến năm 1868, theo lời y, dân thêm đông đảo, già trẻ bé lớn chừng 1200 người. Y cho lập hai làng, canh tác chừng 250 mẫu, những làng này không được quyền có đất công điền.
Nhưng việc gì phải đến lại đến. Vào năm 1868, mùa màng thất bát, đa số dân trên cù lao trốn qua đất liền mà ở để giựt nợ; những người lãnh tiền để mua lúa cung cấp cho nhà máy xay cũng biệt tích.
Y làm đơn thưa với tham biện và tòa án Mỹ Tho, nhờ xét xử bọn giựt nợ và bọn không chịu đong lúa ruộng. Trong thời gian khai thác cù lao, y tỏ ra hách dịch, khinh thường bọn quan lại người Pháp ở địa phương nên đây là dịp tốt để họ trả thù : những con nợ đều được xử trắng án, vì y đã ăn lời quá cao hơn luật định. Y làm đơn thưa với Thống đốc Nam kỳ, nhưng viên chức đi điều tra bèn tố cáo ngược lại. Y tự biện hộ rằng cho vay nặng lời là để bù trừ những vụ giựt nợ. Y ăn hiền ở lành, vì nếu ác độc thì đã bị dân nổi loạn giết rồi ! Y khoe khoang đã phát thuốc thí, giúp dân chúng bớt bịnh hoạn. Theo y, phải dùng biện pháp mạnh đối với dân bổn xứ vì họ là bất hảo.
Sau cuộc điều tra, nhà cầm quyền cho phép lập trở lại trên cù lao 5 làng như trước, với công điền. Taillefer nổi giận cho rằng người “An Nam” nhờ y giúp đỡ lập nghiệp, nay lại muốn đuổi y ra khỏi cù lao thay vì mang ơn.
Rốt cuộc công ty phá sản, vì nhà nước thực dân không muốn dung túng trường hợp lập tiểu quốc mà tư nhân kinh doanh nắm trọn quyền về quân sự, hành chánh và tư pháp. Về nhân tâm, chính Taillefer cũng nhìn nhận là có một số tá điền giựt nợ rồi trốn đi làm ăn cướp hoặc theo phiến loạn.
Người vui mừng nhứt khi thấy công ty phá sản là tổng đốc Lộc. Lộc thèm thuồng cù lao phì nhiêu này từ lâu nhưng không dám tranh giành. Lộc liền mua đấu giá phần đất của Taillefer khẩn (dân ở cù lao thời đàng cựu phải chịu mất đất luôn). Lộc chết, giao lại cho con là Trần Bá Thọ, và Thọ lại tự tử vì khai thác lỗ lã lúc sau này trên cù lao.