Lý thuyết tham khảo để làm thơ

Puzzle

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
68
Points
6
I/- Nguyên âm, phụ âm và dấu :

1. Nguyên âm và phụ âm :
Tiếng Việt gồm có 10 nguyên âm (a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), 2 bán nguyên âm (ă, â), 16 phụ âm đơn (b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x), 9 phụ âm kép (ch, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr) không kể các phụ âm gh, ngh vì chữ h thêm vào chỉ có hình thức mà không đọc.

2. Dấu :
Trong tiếng Việt có: không dấu, huyền (`), sắc (‘), nặng (.), hỏi (?), ngã (~).

II/- Âm :

Âm là gốc của một chữ sau khi bỏ các phụ âm ở đầu chữ và các dấu, được cấu tạo bởi 1 hoặc nhiều chữ cái, bắt đầu bằng một hay nhiều nguyên âm và có thể kết thúc bằng một hay nhiều phụ âm.
Ví dụ :
- Ta, Là, Má, Hạ, Cả, Xã : các chữ này đều mang âm “a” nhưng khác phụ âm đầu và dấu.
- Vương, Trường, Hướng, Lượng, Tưởng, Dưỡng : đều cùng âm “ương” nhưng khác phụ âm đầu và dấu.

III/- Thanh :

Thanh là sự khác nhau trong cách phát âm, cũng là sự khác nhau trong độ cao thấp của một âm.
Thanh được chia thành 2 nhóm : Bằng và Trắc.

1. Bằng : Gồm các chữ không dấu hoặc có dấu huyền
- Phù bình thanh : các chữ không dấu, ví dụ: anh luôn yêu em.
- Trầm bình thanh : các chữ có dấu huyền, ví dụ: đời người buồn nhiều.

2. Trắc : Gồm các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi ngã
- Trầm thượng thanh : các chữ có dấu hỏi, ví dụ: giả sử tưởng.
- Phù thượng thanh : các chữ có dấu ngã, ví dụ: sẽ vẫn mãi.
- Trầm khứ thanh : các chữ có dấu nặng, ví dụ: hẹn đợi mộng.
Trầm nhập thanh: các chữ có dấu nặng mà tận cùng là phụ âm c, ch, p, t. Ví dụ: mật cực ngọt.
- Phù khứ thanh : các chữ có dấu sắc, ví dụ: cứ nhớ đấy.
Phù nhập thanh: các chữ có dấu sắc mà tận cùng là phụ âm c, ch, p, t. Ví dụ: sắp hết thích.

Nôm na có thể hiểu: các dấu huyền, nặng, hỏi là thanh “trầm”, còn không dấu, dấu sắc và ngã là thanh “bổng”. Trong mỗi câu, ta nên sắp xếp phân bổ các thanh trầm bổng để tạo âm điệu du dương cho bài thơ.

Ví dụ một vài trường hợp các thanh xếp từ thấp đến cao :
- nhạc, nhạng, nhảng, nhàng, nhang, nháng, nhãng, nhác
- thịch, thịnh, thỉnh, thình, thinh, thính, thĩnh, thích
- ngọt, ngọn, ngỏn, ngòn, ngon, ngón, ngõn, ngót
- sập, sậm, sẩm, sầm, sâm, sấm, sẫm, sấp


IV/- Vần (vận) :

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ.

Những chữ được gọi là vần với nhau khi chúng có cùng âm và chung một nhóm thanh. Ví dụ :
- anh, đành, tranh, hành : vần với nhau.
- ánh, lạnh, bảnh, rãnh : vần với nhau.
Nhưng : anh và ánh thì không vần với nhau.

1. Chính vận : Chính vận là các chữ hoàn toàn có cùng âm và nhóm thanh.
Ví dụ: tình - xinh, lái - hại - trải - mãi ...

2. Thông vận : Thông vận (vần thông) là các chữ có âm đọc gần giống nhau nhưng viết khác nhau.
Ví dụ: hòa - ca, tình - thanh, đầy - tay, bật - tắt, lỗi - tủi ...

* Một số vần thông với nhau :
- Các chữ ă, â đi cùng phụ âm sau nó thì thông vần với nhau. Ví dụ: ăng - âng, ắt - ất ...
- Vần bằng :
a - ơ
e - ê - i
o - ô - u
ơ - ư
ai - ay - ây
ai - oi - ôi - ơi - ươi - ui
ao - eo - êu - iêu - iu - ưu
am - ơm
an - ơn
êm - im
on - un
ăn - ân - uân
en - in - iên - uyên
on - ôn - uôn
ang - ương
ăng - âng - ưng
anh - ênh - inh - oanh - uynh
ong - ông - ung
uông - ương
- Vần trắc :
é - ị
ổ - ũ
ọ - ủa
ỗ - ữa
ạc - ước
ạm - ợm
áo - iễu
ấc - ực
ật - ứt
ĩa - uệ
ít - uyết
ói - ủi
ỗi - ụi
út - uốt
óng – úng

(ST)
 
Top Bottom