Nếu chúng ta có thể giúp cụ bà này .

S

sadcm

Guest
Đây là tin của 1 ng` bạn send Y!M cho Sad nhé !! Sad thấy cũng đáng để suy nghĩ nên post vào đây ..
Cụ bà 100 tuổi bán vé số mưu sinh bên lề xã hội

Con đàn cháu đống có nhà cửa đàng hoàng nhưng bà cụ gần 100 tuổi lại sống… bên hiên nhà một người con ruột. Bà cụ sống lầm lũi một mình, không muốn làm phiền đến con cháu. Bà cũng không ngửa tay xin ai đồng nào mà đường đường chính chính sống bằng chính sức lao động của mình, dù sức khỏe của bà chỉ như cành khô trước gió…
Người bán vé số lớn tuổi nhất Long An

Ở TP Tân An, người dân đã quen với cảnh hàng chục người trong độ tuổi lao động dắt díu con cháu đi xin ăn khắp các con phố. Bờ kè, ghế đá công viên, hiên chợ, sạp thịt… là nơi để những con người hoàn toàn khỏe mạnh này trú ngụ về đêm. Họ không chịu lao động mà chọn cho mình một nghề ít vốn, ít tổn hao sức lực để mưu sinh. Thậm chí, có người còn xem đây như là một “nghề” dễ kiếm cơm khi sau mỗi cái Tết, số lượng người ăn xin ở thành phố này dường như muốn tăng lên, khi chính những người này rủ rê thêm những người khác gia nhập bang hội.

Đối lập với hình ảnh những người ăn xin nằm và vật khắp nơi là cảnh một cụ bà dáng người nhỏ thó, lưng còng tóc bạc tay run run cầm xấp vé số đi mời mọc từng người. Sống cả trăm năm, bà cụ đã quá già để có thể lao động. Người ta chỉ thấy cụ cầm gậy, đi từng bước – đúng hơn là dò dẫm từng bước trên đường, một phần vì đi không nổi, một phần vì đôi mắt đã mờ đục… Cứ chốc chốc, bà cụ lại ngồi bệt xuống đường, gục đầu vào 2 đầu gối tong teo rồi thở dốc. Không còn nhìn rõ, nghe rõ, nói cũng không ra hơi, bà mời mọi người mua vé số bằng cách chìa xấp vé số ra phía trước. Nếu ai mua thì họ tự lấy vé số, rồi đưa tiền cho bà.

Một lần, có đôi thanh niên nam nữ đang chạy xe tay ga đắt tiền thấy bà ngồi thở dốc bên lề đường. Xe đã trờ qua chừng chục mét nhưng cô gái ngồi phía sau bảo chàng trai dừng lại. Cô bước xuống xe và lấy tờ giấy bạc 10 ngàn đồng bỏ vào cái nón lá cũ nát của bà. Cô chưa kịp quay đi thì bà cụ đã run run cầm xấp vé số đưa cho cô gái. Cô gái lắc đầu xua tay, bà cụ rút ra một tờ vé số rồi dúi vào tay cô, thều thào: “Bà bán vé số chứ không xin tiền cháu ơi”… Lúc này, cô gái như chợt hiểu ra và “chữa cháy” bằng cách mua thêm một tờ vé số, cô giữ một tờ và tặng bà cụ một tờ. Thế nhưng, cô phải thuyết phục mãi bà cụ mới bằng lòng nhận vì bà bảo bà vẫn còn sức khỏe, vẫn còn có thể lao động.

Ở thành phố Tân An, người ta bảo rằng bà cụ này là người bán vé số thâm niên nhất và cũng là người bán vé số lớn tuổi nhất của tỉnh.

Tên cụ bà là Trần Thị Hy, quê ở xã Phước Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Theo lời cụ, năm 2011 này cụ được 100 tuổi. Cụ sinh được 8 hay 9 người con, cũng không còn nhớ rõ, hiện tại thì có 2 người con còn sống, cũng đã trên 60 tuổi và không ở cùng cụ. Thời còn trẻ, cụ bà buôn bán ngoài chợ, còn chồng thì làm nghề mộc, họ sinh gần chục mặt con.
XHCuba.jpg

Cả hai thời kỳ chiến tranh, cả nhà cụ may mắn khi không ai bị tên rơi đạn lạc. Cha mẹ chịu thương chịu khó nên các con của cụ dù sinh ra trong buổi khó khăn nhưng ít có ai đau yếu, bệnh hoạn. Mấy chục năm trước, sau khi chồng chết, các con cũng đã có gia đình hết nên cụ chia hết tài sản cho các con, sau đó thì không ở với người nào mà tự làm thuê kiếm sống. Mấy người con của cụ nhiều người đã qua đời ở tuổi 60, hoặc 70, hoặc hơn cụ cũng không nhớ rõ. Hai người còn lại cũng đã trên 60, các cháu nội ngoại đều đã có gia đình.

Vài chục năm nay, sáng nào cụ cũng đến đại lý vé số nhận vé đem bán, cuộc sống lây lất bữa đói bữa no. Hơn 10 năm nay, tuổi đã quá cao, đau bệnh liên miên nên mỗi ngày cụ Hy chỉ có thể bán được vài chục tờ, tiền lãi hôm nào nhiều thì mua gói mì làm canh, còn không thì cụ mua ổ bánh mì gặm cho qua bữa.

Sống bên lề xã hội

Để xác minh tuổi thật của cụ, chúng tôi đã tìm tới UBND phường 2, TP Tân An. Một cán bộ ở đây cho biết, tuổi thật của cụ có thể khoảng 100 (vì căn cứ vào tuổi của những người con do cụ sinh ra). Tuy nhiên, tuổi theo thẻ căn cước của cụ thì là 98. Chúng tôi dò hỏi, nhiều người bán vé số ở Tân An khẳng định: “Bà cụ này là người bán vé số già nhất Long An. Năm nay đã gần 100 tuổi”. Cũng theo lời kể của những “đồng nghiệp” bán vé số, cụ Hy do già cả nên thường bị kẻ xấu lừa lấy mất vé số. Mỗi lần như vậy, cụ phải chạy vạy mượn tiền mua lại vé số rồi trả nợ dần. Sức yếu, cụ nhiều lần té ngã, mấy lần gãy tay phải nằm viện. Tuy nhiên, không phải lần nào cũng có tiền đi bệnh viện nên nhiều lúc bà cụ tự mua thuốc, rồi cứ thế đắp bừa lên vết thương. Trời thương, rồi cũng đến lúc lành. Cả 2 cẳng tay khẳng khiu của bà cụ vì vậy mà nhiều chỗ xương lành xong cứ cong cong quẹo quẹo do không được chữa trị đúng cách.

Mấy ngày liền, không nhìn thấy bà cụ bán vé số trên đường, chúng tôi hỏi thăm và tìm đến “nhà” cụ. Gọi là “nhà”, thực chất chỉ là mấy tấm tôn cũ gác tạm bợ bên hông căn nhà bê tông kiên cố của người con dâu (người con trai đã chết từ lâu) trong con hẻm 35, đường Nguyễn Huệ, phường 1, TP Tân An. “Nhà” của cụ Hy không có vật gì đáng giá ngoài cái lò củi và mấy cái nồi cũ đã móp méo, sứt quai.

Những người hàng xóm cho biết, cụ Hy đi bán vé số thường đem theo cái giỏ bàng. Cụ cứ nhặt giấy vụn, bọc ny lông, giấy bìa đem về làm “củi” để nấu cơm. Cứ mỗi lần cụ “làm bếp”, khói lại bốc mù mịt. Nhiều hôm trời mưa, “củi” bị ẩm chỉ toàn khói, người ta lại thấy bà cụ ho như muốn long cả phổi vì “thổi lửa”. Năm 2010, cụ bệnh liên miên nhưng lại không dám nằm viện vì thẻ bảo hiểm bị cháy trong một lần thổi cơm. Khi chúng tôi hỏi, một cán bộ ở UBND phường 2 cho biết đến khi nghe cụ báo tin địa phương mới biết để xin cấp lại cho cụ thẻ mới.

“Nhiều lúc lễ, tết, anh em chúng tôi muốn thăm bà cụ thì phải tự góp tiền. Do bà cụ hộ khẩu chung với con, trong khi các con của bà ai cũng khá giả nên bà không thể xếp vào diện nghèo. Mà hễ không nghèo thì không được hưởng các chính sách của nhà nước”, vị cán bộ này chua chát nói. Cũng theo vị cán bộ này, không biết vì lý do gì mà cụ Hy dù con cháu rất đông, ai cũng có công ăn việc làm ổn định, nhà cửa kiên cố nhưng cụ Hy vẫn sống trong túp lều dựng bên hiên nhà con dâu.

Nếu trời thương, xin cho tôi… chết sớm

“Nhà” không có toa lét, mọi sinh hoạt vệ sinh cá nhân cụ đều phải thực hiện ngoài đường… Nhiều lúc cụ bệnh, nằm liệt một chỗ cũng có mấy người cháu đến thăm nom đôi lần theo kiểu chiếu lệ rồi thôi. Con và cháu của cụ còn sống, nhưng người thì than nghèo, người thì bảo bà già trái tính trái nết không chịu ở với ai. Nhưng những người hàng xóm thì bảo rằng bà cụ tuy già và rất khổ nhưng rất tự trọng. Tuy nghèo nhưng bà chưa quỵt nợ ai bao giờ.

Nhiều lần, bà bệnh và đói nằm lả một chỗ, hàng xóm thương tình cho thức ăn chứ bà chưa bao giờ ngửa tay xin của bất kỳ ai một đồng nào, kể cả con cháu ruột thịt. Những người hàng xóm của cụ Hy kể lại, có lần họ đi thăm cụ ở bệnh viện đa khoa Long An và chứng kiến nhiều cảnh rất đau lòng. Hôm đó cụ bị té gãy xương vai. Nén đau, cụ vẫn cố giữa xấp vé số cất vào túi, hy vọng có thể trả lại cho đại lý.

Trưa ngày hôm đó, một cặp vợ chồng bảo là cháu cụ tới thăm. Chẳng những chẳng cho cụ đồng nào phụ tiền thuốc thang mà họ còn lục túi lấy xấp vé số bảo “bán giùm”, sau đó thì không thèm quay vô thăm cụ nữa. Tiền bán vé số, họ cũng không trả lại. Suốt mấy ngày nằm viện, những bệnh nhân khác rất ngạc nhiên khi thấy cụ chỉ ăn mỗi món bánh mì không mà không uống nước. Gặng hỏi, cụ mới nói thật là do té nằm một chỗ, tự cụ ngồi dậy đi vệ sinh không nổi nên không dám uống nước, sợ tiểu tiện ra giường bệnh bị bác sĩ rầy.

Biết hoàn cảnh cụ, một số người đi thăm nuôi bệnh nhân ở cùng phòng đã thuyết phục cụ… uống nước và hứa sẽ đỡ giúp cụ ngồi dậy mỗi khi cụ muốn đi vệ sinh. Hơn một tuần cụ nằm viện, mấy người già trong xóm thường xuyên ghé thăm, còn còn cháu trong nhà ghé được vài ba lần rồi không ai ghé nữa…
XHCuba1.jpg

Nhiều người sống cùng xóm cụ Hy cho biết, đã mấy chục năm cụ Hy không biết Tết là gì. Ngày Tết, người ta ít ngồi quán cà phê hơn ngày thường nên cụ bán được rất ít vé số. Trước Tết, bao nhiêu nợ nần năm cũ cụ cũng phải lo thanh toán cho xong, nên những ngày Tết lại là những ngày túng thiếu nhiều nhất. Nhiều người ngao ngán cho cảnh sống của cụ, xuất viện xong thế nào cũng phải bám đường nhiều hơn, cố gắng bán được nhiều vé số hơn để có tiền trả nợ.

Trước Tết Tân Mão, cụ Hy lại bị ngã đến nay vẫn còn rất yếu. Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi lại tới nhà thăm cụ lần nữa. Trong con hẻm 35 khá rộng, nhà các con cháu cụ Hy đèn đuốc sáng choang nhưng cửa thì đóng kín. “Nhà” cụ Hy thì có ánh sáng tù mu, cửa khép hờ. Nghe tiếng ho sù sụ, chúng tôi khẽ đẩy cửa bước vào. Bà cụ nằm co quắp trên mấy tấm gỗ kê sơ sài, tay cầm chay dầu xanh loại rẻ tiền vừa ho vừa thở. Thấy có người tới thăm, bà cụ chống tay ngồi dậy.

Tay run run đưa cho tôi chai dầu, cụ nhờ thoa dọc mạn sườn bên trái. Mạn sườn này bầm đen vì cụ lại vừa bị ngã ngày hôm trước. Có người thoa dầu dùm, đôi mắt mờ đục của cụ bà như sáng hơn một chút. Bà thều thào: “Mấy tháng nay tui nằm có một chỗ, ai cho gì ăn nấy. Nếu đợt này tui khỏe hơn, đi đứng lại được chắc tui phải đi bán vé số để tự lo cho mình. Còn nếu trời thương, thì thôi cho tui… chết sơm sớm để khỏi phiền bà con làng xóm”…

Theo Phunutoday.vn
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Chị đã liên lạc với phóng viên bên trang phunutoday. Khi có địa chỉ chị sẽ xem bên diễn đàn mình có thể làm được gì để giúp đỡ cụ phần nào không nhé. Thks sad ^^
 

kungfu

Member
Joined
Apr 18, 2011
Messages
159
Points
16
Hoàn cảnh bà cụ thương tâm quá, ace tổ chức thăm bà đi em xin ủng hộ và theo nhóm tới thăm bà cụ luôn.
 
S

sadcm

Guest
Tks mọi người đã quan tâm đến bài viết , e nghĩ chúng ta sẽ làm 1 chuyến khảo sát thực tế ạ
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Tks mọi người đã quan tâm đến bài viết , e nghĩ chúng ta sẽ làm 1 chuyến khảo sát thực tế ạ
Anh cũng nghĩ thế, cụ thật đáng thương
 

kungfu

Member
Joined
Apr 18, 2011
Messages
159
Points
16
Cụ bà ở xa cần phải có chuyến đi thực tế và lên kế hoạch giúp cụ để cụ đỡ vất vả ở tuổi an dưỡng này. Ở TP - HCM có nhiều cụ già neo đơn là công cụ kiếm tiền cho các đối tượng đứng sau tiêu khiển nên ace cần phải tìm hiểu kỹ mỗi khi giúp đỡ một hoàn cảnh gặp khó khăn.

Hiện tại ở HCM cụ thể là nghĩa trang bình hưng hòa nhóm bên mình cũng đang quan tâm tới ông cụ đang ở nhờ nghĩa trang. ACE trong hội vmt có ai gần khu vực đó thỉnh thoảng ghé thăm nói chuyện với 2 bố con ông cụ cho vơi đi nỗi buồn tuổi sế chiều.

Ông cụ " Bình Hưng Hòa " đang cần sự giúp đỡ từ các lòng hảo tâm.
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Nhà One cũng gần Bình Hưng Hòa đây, có dịp One sẽ ghé thăm hai cụ
 

Username

Member
Joined
Aug 26, 2010
Messages
530
Points
18
Cử tên Sad xuống LA mua hết vé số của cụ đi, thiết thực và cụ cũng ko ngại.

Tháng đi 1 lần nha Sad.

Ok ta ủng hộ lần 20 vé.
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Cử tên Sad xuống LA mua hết vé số của cụ đi, thiết thực và cụ cũng ko ngại.
Tháng đi 1 lần nha Sad.
Ok ta ủng hộ lần 20 vé.
Tuy là thiết thực, nhưng nếu ủng hộ vậy thì cụ đâu có bao nhiêu, có chăng nhà sản xuất vé số giàu to và Username có cơ hội trúng ... bạc tỷ :p
 

Username

Member
Joined
Aug 26, 2010
Messages
530
Points
18
Tuy là thiết thực, nhưng nếu ủng hộ vậy thì cụ đâu có bao nhiêu, có chăng nhà sản xuất vé số giàu to và Username có cơ hội trúng ... bạc tỷ :p

Trúng bạc tỷ cũng không giúp được gì hơn đâu anh ... Thực tế thì theo em làm thì làm thực tế xíu thôi. Chứ về lâu dài ... 10k hay 100k thì cũng như nhau.

Cá nhân em nghĩ vậy.
 

Chi pheo

Active member
Joined
Apr 15, 2011
Messages
460
Points
28
Xưa Chí bất mãn cuộc đời, tên Bá Kiến không tạo cho Chí cuộc sống ổn định, lại cho Chí uống rượu, Chí mới ra nông nỗi này.
Có tấm lòng với các hoàn cảnh thương tâm là rất tốt, nhưng nếu chỉ cho họ vật chất, thì chỉ như muối bỏ bể, không khác gì cho Chí uống rượu.
Lý tưởng nhất là tìm được các nhà bảo trợ, chăm sóc người già, khu Bình Chánh, Long An có khá nhiều, xin họ giúp cưu mang, còn quý anh chị thì quyên góp gạo muối đường sữa cho các trung tâm đó, nhưng nhớ chọn mặt gởi vàng nha.
 

pe duyen

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Sep 10, 2010
Messages
428
Points
28
Xưa Chí bất mãn cuộc đời, tên Bá Kiến không tạo cho Chí cuộc sống ổn định, lại cho Chí uống rượu, Chí mới ra nông nỗi này.
Có tấm lòng với các hoàn cảnh thương tâm là rất tốt, nhưng nếu chỉ cho họ vật chất, thì chỉ như muối bỏ bể, không khác gì cho Chí uống rượu.
Lý tưởng nhất là tìm được các nhà bảo trợ, chăm sóc người già, khu Bình Chánh, Long An có khá nhiều, xin họ giúp cưu mang, còn quý anh chị thì quyên góp gạo muối đường sữa cho các trung tâm đó, nhưng nhớ chọn mặt gởi vàng nha.

ý kiến hay....:hey:
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
Xưa Chí bất mãn cuộc đời, tên Bá Kiến không tạo cho Chí cuộc sống ổn định, lại cho Chí uống rượu, Chí mới ra nông nỗi này.
Có tấm lòng với các hoàn cảnh thương tâm là rất tốt, nhưng nếu chỉ cho họ vật chất, thì chỉ như muối bỏ bể, không khác gì cho Chí uống rượu.
Lý tưởng nhất là tìm được các nhà bảo trợ, chăm sóc người già, khu Bình Chánh, Long An có khá nhiều, xin họ giúp cưu mang, còn quý anh chị thì quyên góp gạo muối đường sữa cho các trung tâm đó, nhưng nhớ chọn mặt gởi vàng nha.

Mới đọc qua bài phóng sự SR cũng có suy nghĩ như anh Chí, trong trường hợp này giúp đỡ tiền bạc cũng không giải quyết được gì (vì số tiền mình có thể giúp cũng không thấm vào đâu), giúp cụ có một nơi để được bảo trợ là hướng giải quyết tốt nhất, sau đó thì chúng ta ủng hộ cho trung tâm/mái ấm bảo trợ cụ :hey:
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Mới đọc qua bài phóng sự SR cũng có suy nghĩ như anh Chí, trong trường hợp này giúp đỡ tiền bạc cũng không giải quyết được gì (vì số tiền mình có thể giúp cũng không thấm vào đâu), giúp cụ có một nơi để được bảo trợ là hướng giải quyết tốt nhất, sau đó thì chúng ta ủng hộ cho trung tâm/mái ấm bảo trợ cụ :hey:

Tui đã có suy nghĩ về vấn đề này, nhưng thông qua bài viết thì sợ cụ không muốn đến ở trung tâm nào cả. Tui đang định sẽ nhờ ai đó ở Long An hoặc hôm nào đó về dưới Long An để hỏi ý cụ.
 

Chi pheo

Active member
Joined
Apr 15, 2011
Messages
460
Points
28
Ý kiến của MT cũng là chăn chở chung của bất kỳ xã hội nào với vấn đề vô gia cư, trẻ mồ côi, người tàn tật, người già không nơi nương tựa.
Ngay cả ở các nước thịnh vượng, với các trung tâm bảo chợ xả hội chuyên nghiệp, các đối tượng nhận sự giúp đở vẫn muốn vượt thoát để...tự do, cái này là quyền cá nhân, nhưng chư vị nên suy nghĩ sâu hơn, trong xã hội, cần phải theo quy củ và guồng máy, mạnh ai nấy "tự do" sẽ dẫn đến sự bát nháo, nhếch nhác và với các đối tượng phía trên là những hệ quả khó lường cho chủ thể và xã hội.
Gặp một đứa bé 5-6 tuổi ăn xin, hoặc bán kẹo cao su, quạt....với tấm lòng từ tâm hẳn là chư vị sẽ mua hoặc cho tiền đứa bé ấy, và trái tim dâng lên một cảm giác ngọt ngào là đã giúp đỡ đứa bé? không hẳn như thế, một đứa bé kiếm tiền dễ dàng sẽ thấy rằng chẳng việc quái gì phải đi học hoặc kiếm một nghề nghiệp tử tế, càng lớn, nhu cầu vật chất càng cao (chưa kể các tác nhân khác) đứa bé ấy sẽ dấn càng sâu vào con đường tăm tối, gái thì...trai thì.....
Còn với người già cô đơn, những khi trái gió trở trời, tai biến hay kiệt sức, mới thấy là khi ở trong vòng tay của cộng đồng là cần thiết thế nào.
Khi ta chống lại sự quan tâm, quản thúc của cộng đồng vì sở thích cá nhân, cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận hậu quả.
Giống như Chí thoi, tí nữa lại đi uống rịu!
 

Philip Lahm

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Aug 19, 2010
Messages
407
Points
43
Tính cái dzụ 8/5 trước rồi tính tiếp chứ thời gian không có, kinh phí không bao nhiêu, mà chuyện cũ chưa xong đã lo chuyện mới cũng không được gì :giangho:. Làm gì cũng phải có kế hoạch nhỉ, vì thấy diễn đàn mình thành viên muốn làm từ thiện cũng còn ít lắm :hey:
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Tính cái dzụ 8/5 trước rồi tính tiếp chứ thời gian không có, kinh phí không bao nhiêu, mà chuyện cũ chưa xong đã lo chuyện mới cũng không được gì :giangho:. Làm gì cũng phải có kế hoạch nhỉ, vì thấy diễn đàn mình thành viên muốn làm từ thiện cũng còn ít lắm :hey:
Bác Lahm nói chí phải
 

sasuke53

Member
Joined
Dec 9, 2010
Messages
417
Points
18
Bà cụ thật là tội nghiệp. Uả tiền hỗ trợ người nghèo của các mạnh thường quân đâu mất hết rồi.....
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
Chị xoá bớt mấy comment hơi nhạy cảm nha mấy kung :hi:

Trường hợp cụ bà này cũng khó, con cái nhà cửa khá giả đàng hoàng thì mấy trung tâm bảo trợ không nhận cũng có lý của họ, cũng khó trách...
 
Top Bottom