Sự khác nhau giữa Thơ Đường và Thơ Đường Luật

Puzzle

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
68
Points
6
1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.

2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:

a. Theo số chữ trong câu:

- Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
- Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

b. Theo số câu trong bài:

-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
- Bát Cú: mỗi bài tám câu.

Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

(ST)
 

Puzzle

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
68
Points
6
2. Âm, thanh và vần trong tiếng Việt

- Âm

Tiếng Việt có 29 mẫu tự, tạo thành 10 nguyên âm (a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), 2 bán nguyên âm (ă, â) và 16 phụ âm đơn (b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x), 9 phụ âm kép (ch, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr) không kể các phụ âm gh, ngh vì chữ h thêm vào chỉ có hình thức mà không đọc.

Âm là cách đọc của một chữ, được cấu tạo bằng một mẫu tự, hoặc cụm mẫu tự, mà không kể đến phụ âm đứng phía trước.
Thí dụ: Inh, Hình, Tình, Tính, Tịnh, Vĩnh, Khinh ... các chữ này đều mang âm INH, nhưng khác các phụ âm đầu và dấu giọng.

- Thanh

Tiếng Việt có 5 dấu giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) cùng với tiếng không có dấu tạo thành 8 thanh, chia làm 2 nhóm:

- Thanh Bằng gồm có:

* Phù bình thanh: gồm những chữ không mang dấu (thí dụ: đêm, vương)
* Trầm bình thanh: gồm những chữ mang dấu huyền (thí dụ: sầu, tiền)

- Thanh Trắc gồm có:

* Phù khứ thanh: gồm những chữ mang dấu ngã (thí dụ: nỗi, mỹ)
* Trầm khứ thanh: gồm những chữ mang dấu hỏi (thí dụ: cỏ, chuyển)
* Phù nhập thanh: gồm những chữ mang dấu sắc mà tận cùng bằng phụ âm c, t, ch hay p (thí dụ: bích, sắc)
* Phù thượng thanh: gồm những chữ mang dấu sắc còn lại (thí dụ: ám, chướng)
* Trầm nhập thanh: gồm những chữ mang dấu nặng mà tận cùng bằng phụ âm c, t, ch hay p (thí dụ: thiệt, mập)
* Trầm thượng thanh: gồm những chữ mang dấu nặng còn lại (thí dụ: lạ, mệnh)

- Vần

Những từ mang cùng âm và cùng loại thanh (trắc hay bằng) được gọi là vần với nhau. Thí dụ chữ lồng vần với chữ ông, chữ đồng và chữ sông; chữ hỗ vần với chữ cố, chữ lộ và chữ sổ; chữ mắt vần với chữ cắt, chữ chặt và chữ bặt, v.v...


(ST)
 

Puzzle

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
68
Points
6
LUẬT THƠ ĐƯỜNG LUẬT THẤT NGÔN BÁT CÚ (TNBC)

Hình thức 1 bài thơ ĐL TNBC gồm có 6 yếu tố:

1. Số chữ, số câu hạn định

Một bài thơ ĐLTNBC tổng cộng có 56 chữ , gồm 8 câu mỗi câu 7 chữ

2. Luật bằng trắc

Các câu trong bài thơ ĐLTNBC phải theo quy luật bằng trắc rất chặt chẽ. Chữ thứ 2 của câu đầu bài thơ nếu là thanh trắc thì bài thơ theo luật trắc, còn nếu là thanh bằng thì bài thơ theo luật bằng. Bài thơ không theo đúng luật bằng trắc là bài thơ thất luật

3. Niêm

- Chữ thứ 2 của câu 2 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 3 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 4.
- Chữ thứ 2 của câu 4 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 5 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 6.
- Chữ thứ 2 của câu 6 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 7 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 8.
- Chữ thứ 2 của câu 8 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 1 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 2.

Nếu bài thơ không thoả bất kỳ điều kiện nào trong tất cả các điều kiện trên thì gọi là thất niêm.

4. Vần

Vần được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ ĐL. Chữ cuối câu 1 có thể cùng vần hoặc không vần. Trong toàn bài thơ chỉ dùng 1 vần duy nhất (gọi là độc vận).

Vần có 2 loại: Chính vận và thông vận.

- Chính vận là vần gồm những chữ có âm y hệt nhau, chỉ khác phụ âm đầu và dấu giọng. Thí dụ: trường, sương, dương, thương...

- Thông vận là vần gồm những chữ có âm tương tự. Thí dụ: lùng, chung, không, công, tòng, đông, hồng ...

Nếu dùng chữ mà âm nghe không giống lắm, miễn cưỡng mà dùng tạm thì gọi là cưỡng vận.

Nếu dùng chữ có âm hoàn toàn khác nhau thì gọi là lạc vận.

Trong 1 bài thơ ĐL có thể dùng cả chính vận lẫn thông vận, cưỡng vận chỉ dùng trong trường hợp bất đắc dĩ và nên dùng ít thôi. Nếu có lạc vận là bài thơ hỏng.

5. Đối

Trong bài thơ ĐLTNBC, các câu 3-4 và 5-6 đối với nhau từng cặp một. Đối phải bao gồm cả đối ý, đối từ và đối thanh. Bài thơ có phần đối không chỉnh thì không phải là bài thơ ĐLTNBC hoàn hảo, còn nếu không đối thì không gọi là thơ ĐL (có người gọi nó là thơ Thất ngôn bát cú).

6. Nhịp điệu

Thơ ĐL được ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu, hoàn toàn khác với 2 câu bảy chữ trong thể thơ song thất lục bát của Việt Nam ngắt nhịp ở chữ thứ 3 và thứ 5.

So sánh:

Bước tới đèo Ngang _ bóng xế tà
Cỏ cây chen đá _ lá chen hoa

hay:

Nhớ nước _ đau lòng con quốc quốc
Thương nhà _ mỏi miệng cái gia gia
(Bà huyện Thanh Quan)

với:

Chìm đáy nước _ cá lờ đờ lặn
Lửng da trời _ nhạn ngẩn ngơ sa
(Ôn Như Hầu)

Nước thanh bình _ ba trăm năm cũ
Áo nhung trao quan vũ _ từ đây
(Đoàn Thị Điểm)

Bài thơ ngắt nhịp không đúng cũng không gọi là thơ ĐL.


(ST)
 

Puzzle

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
68
Points
6
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

1. Bình Đầu

Hai hay ba chữ đầu của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một loại tự.

2. Thượng Vỹ

Ba chữ cuối của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một loại tự

3. Phong yêu

Chữ thứ 2 và chữ thứ 7 của câu không được cùng thanh (cùng dấu), được xem là lỗi nhẹ, nhưng tránh được càng tốt.

4. Hạc Tất

Chữ thứ 4 và thứ 7 của câu không được trùng thanh (cùng dấu).

5. Đại Vận

Chữ thứ 4 và thứ 7 của câu vần không đơợc cùng vần. Bệnh Đại Vận và bệnh Hạc Tất đều do một gốc mà ra

6. Tiểu vận

Chữ thứ 2 và chữ thứ 7 của câu vần không được cùng vần. Lỗi này được xem là lỗi nhẹ nhưng nếu tránh được thì tốt.

7. Bàng Nữu

Trong hai câu đi liền nhau, không được dùng nhiều chữ cùng âm hoặc chữ cái đầu.

8. Chánh Nữu

Trong một câu, không được dùng nhiều chữ cùng âm hoặc chữ cái đầu.


(ST)
 
M

muatinhyeu_812

Guest
Mệt quá. Tui nghĩ đơn giản lắm. Nói ít mà hiểu nhiều chi cho mệt :D
Thơ Đường và Thơ Đường Luật. Nó khác nhau chữ Luật thoy hehe :D
 
Top Bottom