Dragon Strike - The Millennium War - Đòn Rồng, Chiến tranh thiên niên kỷ Tác giả : Humphrey Hawksley

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bắc Kinh, Trung Nam hải.
Giờ địa phương: 11h00’ thứ Ba, 20/02/2005
Giờ quốc tế: 03h00’ thứ Ba, 20/02/2005


Xe ô tô của Tống chạy qua các cổng bảo vệ ở Trung Nam Hải. Người lái xe là do ông chọn lựa nhưng người bảo vệ được cử đi theo ông từ cách đây hai tuần lại do Lữ đoàn cảnh vệ trung ương cử tới. Nhiệm vụ của anh này là bảo vệ tính mạng của ngoại trưởng đồng thời giám sát mọi hoạt động của Tống. Theo dõi người khác và bị người khác theo dõi là chuyện thường gặp đối với các cán bộ cao cấp Đảng Cộng sản Trung quốc.

Một người bảo vệ đi hộ tống ngoại trưởng trong khi những người lính khác thuộc lực lượng bảo vệ đặc biệt đứng rải rác dọc lối đi có treo chân dung các lãnh tụ trước đây của Trung quốc. Chủ tịch Trung quốc cùng với bốn Ủy viên thường trực Bộ chính trị đang chờ ông trong dãy phòng làm việc ở phía nam tòa nhà. Tống không phải là ủy viên Bộ chính trị nhưng là vị bộ trưởng duy nhất của Trung quốc có thể nói tiếng Anh như một người Mỹ nên ban lãnh đạo vừa cần vừa không tin ông. Hôm nay Tống được triệu đến đây để báo cáo với Ủy ban thường trực về một vấn đề duy nhất, đó là vấn đề Hoa kỳ. Khi Tống bước vào căn phòng, cái mà ông nhận thấy một cách rõ ràng là cuộc họp đã diễn ra từ trước đó. Sau khi Tống ngồi xuống, Chủ tịch Vương bắt đầu nói nhưng ông ta không đề cập ngay đến Chiến dịch Đòn Rồng:

- Các đồng chí, ở miền bắc của chúng ta đang thiếu lương thực, thiếu nguồn nước và dầu đốt. Hiện ở đấy đã xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng. Có cả những thứ bệnh dịch trước đây chưa bao giờ tác động đến quần chúng trên phạm vi diện rộng như vậy. Những người nông dân được coi là nòng cốt của Đảng tại miền bắc đã bị vỡ mộng. Họ đang nổi loạn chống lại chúng ta. Họ hành động có tổ chức. Họ lập ra các tổ chức riêng của họ và tự gọi mình là người Cộng sản mới. Nhiệm vụ của chúng ta là khôi phục mối liên kết giữa nhân dân và Đảng. Nhưng chúng ta hãy tự nhìn vào bản thân mình xem. Những đợt gió hung dữ từ Trung Á đang tràn qua khắp các vùng hoang mạc của chúng ta, nơi không loại cây gì có thể gieo trồng được. Các giếng dầu của chúng ta đã cạn khô. Các vụ thu hoạch của chúng ta là không đủ. Nếu Đảng Cộng sản không có đủ lương thực nuôi sống nhân dân, không cung cấp được nhà ở và lãnh đạo được 1,3 tỷ dân Trung quốc thì Đảng sẽ bị tiêu diệt. Và nếu không có Đảng, sẽ không có Tổ quốc. Chúng ta một lần nữa sẽ lại bị tư bản đế quốc phương Tây xâm lược. Những kẻ cai trị chúng ta sẽ là Boeing, Motorola, Toyota. Thưa các đồng chí, đoàn kết là sức mạnh; còn chia rẽ thì chỉ có thất bại và hỗn loạn.

Chủ tịch Vương ngừng một lát rồi quay sang nói trực tiếp với Jamie Tống.

- Tống bộ trưởng, sáng nay, đồng chí lại có một buổi phát biểu trực tiếp trên truyền hình. Các đại sứ của chúng ta báo cáo rằng buổi phát đầu tiên của đồng chí đã thành công trong khi đại sứ của chúng ta tại Pari đã bị họ Nguyễn biến thành một thằng ngốc. Chúng tôi đi đến kết luận rằng tốt nhất là nên tiến hành chiến dịch tuyên truyền ở đây, ngay tại Bắc Kinh này, đồng thời vẫn liên lạc với các công ty tư vấn của chúng ta ở Washington và châu Âu. Chúng tôi muốn biết đồng chí sẽ tập trung vào vấn đề gì trong cuộc phỏng vấn sắp tới.

- Vào lệnh trừng phạt, thưa đồng chí Chủ tịch. Tôi tin rằng có thể lợi dụng lệnh của Mỹ để giải quyết những vấn đề nội bộ mà đồng chí vừa nêu. Để làm được việc đó, chúng ta phải đảm bảo rằng ngoài Chiến dịch Đòn Rồng, Trung quốc chỉ phải chịu ít lời chỉ trích nhất từ báo chí quốc tế, việc chỉ trích này là điều không thể tránh khỏi.
Tôi đã nghiên cứu các báo cáo về tâm trạng bất mãn trong tầng lớp nông dân của chúng ta và về việc những người Cộng sản mới ngày càng được lòng dân, điều này thậm chí phương tiện thông tin đại chúng phương Tây cũng đã đưa tin. Điều đáng chú ý là họ đã lén đưa một số tin tức về vụ rắc rối ở Định Tây kèm theo tình hình ở nhà tù số 1 Lan Châu và đăng trên tờ Washington Post. Tôi có ý kiến là Bộ nội vụ nên chuyển các phương tiện theo dõi hiện đang được sử dụng để theo dõi các thương gia nước ngoài, những người mà chúng ta nên coi là đồng minh, sang theo dõi các phóng viên phương Tây, những người theo truyền thống thường có thái độ thù địch với chính quyền ta. Bất kỳ người phương Tây nào mang theo máy quay video hoặc máy ảnh vào các phương đều phải bị giữ lại để xét hỏi, tịch thu phim ảnh, băng hình, và nếu họ bị nghi ngờ đang làm việc cho một tổ chức báo chí nước ngoài nào đó thì họ phải bị trục xuất. Nhưng vấn đề là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được đối xử tồi tệ với họ.

- Còn khách du lịch thì sao?

- Hãy theo dõi họ, thưa đồng chí Chủ tịch. Còn bây giờ, tuy không còn vấn đề trục trặc trong việc vận chuyển ngũ cốc giữa các địa phương nhưng do hậu quả của những trận lụt ở miền Nam hồi năm ngoái, chúng ta đã ước tính sẽ thiếu hụt trên 30 triệu tấn lương thực, số thiếu hụt này chúng ta sẽ phải nhập khẩu. Các tỉnh bị tác động nhiều nhất là các khu vực duyên hải miền Nam như Quảng Châu, Phúc Kiến, Vân Nam và vùng đồng bằng sông Dương Tử quanh Thượng Hải. Đây là cũng những địa phương có nhiều rắc rối nhất, chính quyền ở đó đã phớt lờ các chỉ thị từ Bắc Kinh. Đã đến lúc có thể coi họ là nguyên nhân gây ra sự chia rẽ trong đất nước Trung quốc. Những địa phương này có ngân sách dồi dào, họ thường trực tiếp mua nhiều gạo từ phía Mỹ.
Thưa các đồng chí, tôi có ý kiến đề nghị như thế này, ngay khi Washington tuyên bố lệnh trừng phạt, chúng ta sẽ trả đũa bằng cách hủy những hợp đồng mua lương thực của họ. Hàng hóa đang vận chuyển sẽ được trả lại. Lệnh trừng phạt và cấm vận của Mỹ chủ yếu nhằm vào hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chúng ta, hầu hết các hoạt động này tập trung ở các nhà máy tại mấy tỉnh miền Nam, miền Nam sống giàu có là dựa vào đó. Nếu Mỹ cấm vận thì công ăn việc làm của hàng chục nghìn người ở miền Nam sẽ bị đe dọa. Chắc chắn sẽ có hỗn loạn xã hội, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Châu bao quanh Quảng đông, Hồng công, Thâm Quyến và Chu Hải.

Chủ tịch ngắt lời:

- Nói chính xác thì đồng chí định đề xuất cái gì, đồng chí bộ trưởng?

Nở một nụ cười đầy tự mãn, Tống nói tiếp:

- Nghệ thuật chiến tranh là biến cuộc tấn công không thể tránh khỏi của kẻ thù với chúng ta thành lợi thế của chúng ta. Không thực hiện được các hợp đồng tiêu thụ ngũ cốc thì nông dân Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại. Trong khi đó khu vực miền Nam hay gây rắc rối cũng sẽ bị cắt nguồn nhập khẩu lương thực từ Mỹ, họ sẽ phải cần đến sự giúp đỡ của chúng ta để có được các nguồn cung cấp từ những nơi khác ở Trung quốc. Nguyên nhân chỉ tại lệnh trừng phạt và cấm vận của Mỹ, nhân dân phải hiểu ra điều đó. Trường hợp công nhân ở các đặc khu kinh tế biểu tình, chúng ta sẽ điều quân đội từ các tỉnh khác đến để kiểm soát tình hình. Trong một thời gian rất ngắn nữa thôi thưa các đồng chí, chúng ta có thể khôi phục được quyền lực của Bắc Kinh trên toàn Trung quốc. Các địa phương trên khắp Trung quốc sẽ phải nhận ra rằng họ cần chúng ta, họ cần có sức mạnh từ trung ương.

- Còn tình trạng thiếu lương thực thì sao?

- Tình trạng bế tắc này cùng lắm chỉ kéo dài trong vài tháng. Rồi thì công việc kinh doanh sẽ trở lại bình thường. Người Mỹ sẽ phải thương lượng lại. Nếu họ không làm như vậy, chúng ta sẽ trục xuất các công ty đa quốc gia của họ, dành công việc kinh doanh cho người châu Âu, chúng ta sẽ mua gạo từ Ôxtrâylia và Mỹ Latinh”.
Tư lệnh Chiến dịch Đòn Rồng của PLA bỗng xen vào một câu hỏi về các kế hoạch quân sự của Mỹ. Tống khẽ nghiêng đầu lắng nghe để tỏ thái độ tôn trọng một cách từ tốn. Ở nước Trung hoa hiện đại, giới quân nhân mới là những người có quyền lực thực sự chứ không phải giới trí thức hàn lâm, ông ta nói:

- Thưa đồng chí sỹ quan, tôi tin rắng liên minh giữa Mỹ và Nhật đang đứng trước một thử thách nghiêm trọng. Giới kinh doanh Mỹ nhấn mạnh vào một giải pháp ngoại giao nhanh chóng. Người ta không thể tin là Lầu Năm Góc có thể đưa các lực lượng của họ tới tham gia một cuộc xung đột kéo dài ở biển Nam Trung hoa. Tôi cho rằng chỉ cần những biện pháp trừng phạt trả đũa của chúng ta, tệ lắm là thêm một số thương vong của Mỹ, thế giới sẽ được chứng kiến việc Mỹ đơn phương chấm dứt sự can thiệp của mình ở khu vực này.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Tokyo - Dinh thủ tướng Nhật.
Giờ địa phương: 14h00’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 05h00’ thứ Ba 20/02/2005

Giờ phút thử thách có ý nghĩa quyết định của thủ tướng Hyashi đến vào lúc diễn ra cuộc họp buổi chiều của Ủy ban Quốc phòng của Nội các. Ông đã chuẩn bị cho điều này từ nhiều năm nay. Trong thời gian làm cục trưởng Cục Phòng vệ Nhật bản, ông mải mê với các vấn đề phòng thủ và tình trạng sẵn sàng chiến tranh của Nhật bản, ông đã nghiên cứu kỹ khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh với Trung quốc, việc phát triển tên lửa, và chủ đề cuốn hút Hyashi nhất cũng là điều cấm kỵ lớn nhất, đó là tái vũ trang vũ khí hạt nhân. Khi lựa chọn nội các của mình, Hyashi đã thận trọng lưu ý đến những mong muốn của các nhân vật chính trị đứng đầu các phe phái cạnh tranh nhau và có ảnh hưởng lớn nhất trong chính trường. Nhưng Hyashi, vốn thuộc phe thiểu số trong nội các, vẫn tin vào nghệ thuật cân bằng chứ không phải nghệ thuật cai trị. Ông đã dành nhiều đêm ngồi uống rượu đàm luận với các thành viên đầy triển vọng của các phe phái khác, không phải để tìm cách lôi kéo họ về phe mình mà là để khi đến thời điểm cần thiết, có thể sử dụng một số người phù hợp nhất trong số họ để phục vụ ông trong nội các. Sự kiên nhẫn và bền chí của ông đã được đền đáp. Hyashi có hai đồng minh dũng cảm, đó là cục trưởng Cục Phòng vệ Nhật bản Ishihara và Bộ trưởng ngoại giao Kimura. Hai ông này nhận thức rõ vị thế quân sự của Nhật bản trong khu vực, và giống như Hyashi, họ đều coi vị thế quân sự hiện tại của Nhật bản là điều khó có thể chấp nhận được. Họ đều sẵn sàng suy nghĩ một cách nghiêm túc về những vấn đề tuyệt mật, được cho là không thể và không được phép nghĩ tới vào thời điểm đó.
Ủy ban quốc phòng họp lại tại dinh thự của Hyashi.

Hyashi mở đầu:

- Thưa các vị, tôi hy vọng tất cả các vị đã có thời gian đọc bức điện của đại sứ Katayama ở Washington. Tôi nghĩ các vị sẽ đồng ý với tôi rằng thật đáng buồn khi đọc được bức điện này, điều đó đòi hỏi chúng ta ngay trong ngày hôm nay phải có những quyết định có tầm quan trọng sống còn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với vận mệnh của Nhật bản cũng như đối với nhân dân Nhật bản.

Tôi muốn nói ngay từ đầu rằng tôi hy vọng khi người Mỹ bị thúc ép, họ sẽ không tôn trọng hiệp ước mà họ ký với chúng ta. Khi sáng kiến ở Nye bị thất bại , tiếp theo là việc Mỹ rút quân khỏi Okinawa sau đó mấy năm, tôi đã biết việc Hiệp ước An ninh năm 1960 sẽ mất hiệu lực hoặc sụp đổ ngay khi gặp trở ngại đầu tiên chỉ là vấn đề thời gian. Những lời lẽ lập lờ của Bradlay với tôi và sau đó với đại sứ của chúng ta khiến tôi tin rằng đã đến lúc chúng ta phải hành động.

Người Nhật bản chúng ta luôn đơn độc. Hiệp ước An ninh Nhật Mỹ thực chất chỉ là một tờ giấy lộn, ít nhất điều đó cũng đúng kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh. Quan niệm về màu da, hay nói đúng hơn, là những định kiến về chủng tộc, luôn là cái khối u nhọt nằm ngay ở cốt lõi mối quan hệ Mỹ - Nhật. Tôi tin chắc rằng gốc rễ của mọi mâu thuẫn giữa Mỹ và Nhật chính là sự định kiến về chủng tộc. Định kiến đó của người Mỹ hình thành dựa trên đức tin cho rằng kỷ nguyên hiện đại là sản phẩm sáng tạo của chủng tộc da trắng.

Khi tôi còn làm Bộ trưởng quốc phòng, tôi đã có dịp nói chuyện với Bộ trưởng hải quân Mỹ về Hệ thống Màu Hổ phách . Màu Hổ phách được coi là màu thể hiện sự thận trọng và hệ thống của người Mỹ được đặt tên theo khái niệm đó. Hệ thống Màu Hổ phách là gì? Các tàu bè bình thường như tàu chở dầu và tàu côngtenơ được trang bị rađa định vị thủy âm ở mũi tàu. Hệ thống Màu Hổ phách chính là các thiết bị định vị thủy âm dùng có thể phát hiện các mục tiêu dưới nước. Nhưng những mục tiêu mà hệ thống đó săn tìm là gì? Những dải đá ngầm trên các tuyến biển đều được chỉ rõ trên hải đồ. Cái mà hệ thống này tìm kiếm là các tàu ngầm hạt nhân.

Chỉ riêng Hệ thống Màu Hổ phách không thể phát hiện ra quốc tịch của tàu ngầm; nó không thể cho biết tàu ngầm đó là của Mỹ, Nga hay nước nào khác. Nó đơn thuần chỉ phát hiện ra sự có mặt của một mục tiêu tàu ngầm nào đó, tín hiệu thủy âm sẽ được chuyển trực tiếp cho Lầu Năm Góc, và ở đó người ta sẽ biết được đó là cái gì dựa trên hải đồ và liệu một chiếc tàu ngầm nào đó có phải là của Mỹ hay không.

Tôi đã đề nghị hải quân Mỹ trang bị hệ thống này cho tất cả các tàu thương mại của Nhật bản. Các thủy thủ Nhật bản là những người đáng tin cậy, hạm đội tàu buôn của Nhật có mặt ở khắp các đại dương và vùng biển trên thế giới. Các tàu hàng của Nhật bản, trong đó có các tàu chở dầu có thể thu thập tin tức dọc các tuyến đường vận tải quan trọng và Mỹ có thể phân tích thông tin nhận được từ các tàu của Nhật.

Tuy nhiên tôi đã rất ngạc nhiên khi đồng nghiệp người Mỹ nói rằng việc do thám đó không phải là công việc của Nhật bản. Tôi đã hỏi: “Nếu xét về số lượng thì hạm đội tàu buôn của Mỹ rất hạn chế, làm sao người Mỹ lại có thể bỏ qua sự hợp tác giúp đỡ một cách cần thiết như vậy?”. Câu trả lời mà Bộ trưởng Hải quân Hoa kỳ là: “Chúng tôi không thể giao công việc quan trọng như vậy cho Nhật bản.” Tôi đã hỏi thẳng, vậy việc Mỹ hợp tác người Anh và người Đức trong công việc này liệu có thích hợp không, và ông ta nói là “có”.

Thực chất của vấn đề là người Mỹ không tin tưởng Nhật bản. Nhật bản chắc chắn có đủ chuyên môn và công nghệ hiện đại để phân tích các thông tin do Hệ thống Màu Hổ phách cung cấp, nhưng họ vẫn lo ngại về tính đáng tin cậy của Nhật bản trong việc thu thập những thông tin đó. Định kiến về chủng tộc của người Mỹ đối với Nhật bản là vấn đề cơ bản; chúng ta phải luôn ghi nhớ tới điều đó khi làm việc với người Mỹ. Trong Chiến tranh Thế giới

Thứ II, Mỹ đã ném bom các mục tiêu dân sự ở Đức, nhưng họ chỉ sử dụng bom nguyên tử với Nhật bản. Lý do duy nhất giải thích vì sao họ có thể sử dụng bom nguyên tử ở Nhật, trong khi họ từ chối thừa nhận điều đó, chính là thái độ định kiến về chủng tộc của người Mỹ đối với Nhật bản.

Người Nhật chúng ta hiện đang đứng trước những sự lựa chọn nên hành động táo bạo hay lặng lẽ lùi lại sau. Có khả năng Nhật bản có thể tìm được cho mình một tương lai mới dựa trên một vị thế độc lập thực sự trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta không được tự kiềm chế mình chỉ trong giới hạn những gì chúng ta đã làm cho đến thời điểm này.

- Thủ tướng đã cân nhắc hình thức hành động nào chưa? - Bộ trưởng thương mại Naito hỏi.

- Tôi sẽ nói điều này sau, nhưng tôi nghĩ ít ra chúng ta phải làm cho Mỹ và thế giới thấy rõ rằng Hiệp ước An ninh không còn hiệu lực nữa. Tôi nghĩ chúng ta cũng nên xem xét việc thể hiện sức mạnh quân sự của Nhật bản, để cho các nước, đặc biệt là Trung quốc phải thừa nhận các quyền lợi và lợi ích chính đáng của Nhật bản ở biển Nam Trung hoa. Ngài Naito, hơn ai khác, ngài thừa nhận tầm quan trọng của việc đi lại tự do và không bị ngăn cản trên tuyến đường biển đó, đặc biệt là đối với nền kinh tế của chúng ta.
- Quả thực là tôi cũng nhận thức được rằng các khoản đầu tư của Nhật ở Trung quốc có thể bị đe dọa nếu chúng ta có hành động chống lại Bắc Kinh ở biển Nam Trung hoa một cách thiếu suy nghĩ - Naito nói - Việc vận chuyển dầu lửa bằng đường biển tuyệt nhiên không phải là một vấn đề vặt vãnh, nhưng liệu có đáng hy sinh những gì chúng ta có ở Trung quốc không? Trong số 30 liên doanh hàng đầu ở Trung quốc, chúng ta nắm 7. Chúng ta là nước nhập khẩu lớn nhất đối với hàng hóa Trung quốc, mối quan hệ buôn bán đó rất có lợi cho chúng ta. Tôi lo ngại sẽ có tình trạng quốc hữu hóa các tài sản Nhật bản ở Trung quốc. Tôi cũng biết rằng giới công nghiệp sẽ có thái độ lo ngại khi đề cập đến hành động quân sự này…
Ngoại trưởng Kimura ngắt lời Naito:

- Cái gì đã không thể tránh khỏi thì cũng không thể bị loại bỏ đơn giản chỉ bằng việc hy vọng như vậy. Ngoài ra, tất cả chúng ta đều là người châu Á. Tôi tin là chúng ta có thể đi đến một sự thỏa hiệp với Trung quốc. Các thương gia nên làm những công việc mà họ có khả năng nhất và nên tránh xa các hoạt động chính trị.

Thủ tướng Hyashi gật đầu, quay sang phía cục trưởng cục Phòng vệ Nhật bản, nói:

- Bây giờ, tôi muốn ngài Ishihara thông báo vắn tắt cho chúng ta về tình trạng sẵn sàng của các lực lượng vũ trang Nhật bản và về dự án Ogasarawa - Hyashi nghiêng đầu về phía cục trưởng Phòng vệ, - Mời ngài Ishihara”.

- Thưa thủ tướng, thưa các ngài, lực lượng quân sự của Nhật bản hiện ở trong trạng thái sẵn sàng cao độ. Hạm đội miền Nam của chúng ta có sở chỉ huy đóng tại các căn cứ trước đây của Mỹ ở Okinawa hiện đang có mặt ở ngoài khơi. Hạm đội này gồm một tàu sân bay nhỏ, ba tàu tuần dương được trang bị tên lửa điều khiển và các tàu hộ tống. Chúng ta cũng có một tàu ngầm hoạt động ở gần đó. Với trình độ công nghệ tiên tiến của chúng ta hiện nay, người Trung quốc khó có thể gây nhiều thiệt hại cho chúng ta. Nhưng tất nhiên, sự tự mãn chẳng mang lại điều gì hết. Đô đốc Yamashita hiện chỉ huy hạm đội này.

Như các ngài đều biết, căn cứ ở Ogasawara trải dài bao trùm một số hòn đảo nhỏ. Hòn đảo nhỏ nhất là một cơ sở thử nghiệm và cách đó 22 km về phía nam là hòn đảo lớn nhất, chúng ta đặt ở đó Cơ sở Nghiên cứu Quốc phòng số 317 với khoảng 165 nhà khoa học cùng một số quân nhân đang làm việc ở đó. Căn cứ này cũng đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Thực tế, tất cả đã sẵn sàng và chỉ chờ mệnh lệnh của thủ tướng.

- Tôi có biết về căn cứ bí mật này - Bộ trưởng tài chính Wada nói - Ngân sách dành cho nó được giấu trong ngân sách nông nghiệp hàng năm dưới danh nghĩa là tiền dành cho chương trình cho nghiên cứu cây lúa. Nhưng tôi cũng chưa bao giờ được báo cáo là Cơ sở 317 làm cái gì. Vậy ngài Ishihara có thể làm tôi rõ thêm chút nào về cái cơ sở này chăng?

- 317 là một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân - Ishihara nói sau khi đưa mắt nhìn Hyashi và nhận được một cái gật đầu kín đáo của thủ tướng - Cơ sở này được xây dựng và duy trì để tập trung nghiên cứu và phát triển nhằm hỗ trợ những nỗ lực của chính phủ trong lĩnh vực hạt nhân. Cơ sở này được thành lập theo một quyết định mật của chính phủ khi đó và đã được các chính phủ kế tiếp ủng hộ với mục tiêu tối thượng là cố gắng để cho Nhật bản có được khả năng sản xuất một số lượng vũ khí hạt nhân nhất định. Chính phủ ta chưa bao giờ có ý định cạnh tranh với Mỹ, Nga hoặc Trung quốc về số lượng vũ khí hạt nhân. Thay vào đó chúng ta tập trung vào nghiên cứu phát triển mặt chất lượng và khả năng hướng dẫn tên lửa tới đúng mục tiêu. Từ kinh nghiệm bi thảm trong thế chiến II, nước Nhật của chúng ta là nước duy nhất trên thế giới phải chịu đựng bom hạt nhân trong chiến tranh, nên chúng ta cần xác định rõ mục tiêu là bí mật bắt tay vào triển khai chế tạo các thiết bị hạt nhân được đánh giá là sạch sẽ nhất. Những đầu đạn mà chúng ta sản xuất nếu được sử dụng sẽ chỉ gây ra những thiệt hại đáng kể ban đầu nhưng để lại rất ít hậu quả lâu dài về sức khỏe con người, điều này khác trường hợp sử dụng những trái bom tạo ra nhiều phóng xạ”.

Một bầu không khí im lặng tuyệt đối bao trùm lên phòng họp của nội các. Thủ tướng quyết định kết thúc cuộc họp.

- Mặc dù lúc đầu tôi là người có thái độ hoài nghi, nhưng giờ đây tôi tin rằng những diễn biến cho đến nay, đến tuần này đã biện minh đầy đủ cho quyết định thành lập dự án 317. Đề nghị mà tôi muốn đưa ra cho các ngài thảo luận chính là thế này. Chúng ta cần để cho mọi người biết chúng ta sẽ làm cái gì đó; chúng ta sẽ không phải là kẻ bất lực khoanh tay đứng nhìn cuộc khủng hoảng này diễn ra. Để đạt được mục tiêu này, tôi dự định cho phép thử một trong những đầu đạn hạt nhân nhỏ nhất của chúng ta, một quả bom 50 kilôtôn sẽ được cho nổ dưới lòng đất. Tôi tin rằng vụ nổ có mức độ này sẽ thông báo cho thế giới biết rằng kỷ nguyên mới đã đến, kỷ nguyên mà Nhật bản trở thành cường quốc hạt nhân. Vụ nổ này sẽ đồng thời là lời cảnh báo cho Trung quốc biết họ cần phải lưu ý rằng chúng ta sẽ không tha thứ cho những hành động phá hoại của họ ở biển Nam Trung hoa”.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung quốc.
Giờ địa phương: 14h00’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 06h00’ thứ Ba 20/02/2005


Xe ô tô của đại sứ Ấn độ dừng lại bên ngoài tòa nhà mới của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh năm phút trước khi bắt đầu cuộc họp giữa ông với bộ trưởng Ngoại giao Jamie Tống. Ông được dẫn luôn vào văn phòng bộ trưởng. Hai người bắt tay nhau và xưng hô với nhau bằng tên thánh. Sau này đại sứ có nói với hãng tin PTI của Ấn độ rằng các cuộc thảo luận đó có tính chất công việc, nhưng lại diễn ra một cách rất thân mật.

- Hardeep, Bộ Nội vụ vừa cho tôi biết các ngài đang điều thêm quân vào vùng biên giới Tây tạng - Ngoại trưởng mở đầu.

- Nếu đúng như vậy, Jamie, thì đó là một điều bí ẩn đối với tôi. Ngay sáng nay tôi đã hỏi Dehli và họ nói là đang theo dõi nhưng không thấy gì cả.

- Ngài có thể kiểm tra lại thông tin này được không?

- Hoàn toàn có thể, nhưng tôi cũng muốn lưu ý rằng RAW (Bộ phận nghiên cứu và phân tích thuộc lực lượng an ninh Ấn độ) đã có những báo cáo về những hoạt động chống đối ngày càng tăng ở Lhasa và các thành phố khác. Tất nhiên, tôi đề cập đến vấn đề này với tư cách cá nhân.

- Tất nhiên rồi.

- Và người ta tin rằng có khả năng các nhóm chống đối đang lợi dụng tình hình các ngài tập trung hoạt động quân sự ở biển Nam Trung hoa để khuếch trương hoạt động của họ ở miền bắc và Tây bắc.

- Tôi tin rằng Ấn độ sẽ không khuyến khích hoạt động của các nhóm này.

- Chúng tôi cung cấp nơi cư trú, ngài biết đấy. Ngoài ra không có gì khác. Nhưng tôi cũng phải thông báo với ngài rằng thủ tướng Ấn độ đã chỉ thị cho tôi phải nêu những vấn đề sau đây một cách chính thức.

- Mời ngài, Hardeep!

- Chúng tôi đang xem xét việc chấp nhận một đề nghị có từ lâu về việc mở rộng các chương trình hợp tác huấn luyện quân sự giữa Ấn độ với Mỹ. Như ngài biết đấy, người Mỹ bắt đầu đưa ra đề nghị này từ năm 1991. Cùng với những hoạt động khác, Mỹ sẽ tham gia việc huấn luyện quân sự ở độ cao trên dãy Himalaya. Tôi nhận được chỉ thị phải nói với ngài rằng Ấn độ lo ngại về việc Trung quốc mở rộng hoạt động quân sự và chúng tôi đang tìm kiếm những lời bảo đảm.

- Những bảo đảm như thế nào?

- Ngừng bán công nghệ hạt nhân cho Pakixtan. Đồng thời giảm bớt việc bán vũ khí thông thường cho họ. Đóng cửa hoặc cùng với chúng tôi sử dụng căn cứ quân sự của các ngài trên đảo Hangyi ở Mianma. Đó là nơi, như ngài biết đấy, nằm ở vị trí chiến lược bên sườn vịnh Bengan. Và cũng như vậy đối với trạm quan sát trinh thám trên đảo Great Coco của Mianma nằm ở phía bắc quần đảo Andaman của chúng tôi.

- Ngài thẳng thắn đấy, ngài đại sứ.

- Đó chẳng qua là nhờ ở chúng tôi đã quen với sự huấn luyện theo kiểu thuộc địa Anh. Tôi nghĩ tình hình sẽ tốt hơn đối với các ngài nếu Trung quốc sẵn sàng chia sẻ với Ấn độ những gì không phải là của các ngài, điều này chắc chắn sẽ làm cho chính phủ của tôi hài lòng.

- Nếu chúng tôi không làm như vậy thì sao?

- Nếu những điều lo ngại của chính phủ tôi về sự bành trướng lãnh thổ của Trung quốc không được xoa dịu, thì chắc chắn chính phủ Ấn độ sẽ quyết định đem ra trưng bày kho vũ khí hạt nhân của mình.

- Một hành động nguy hiểm, Hardeep.

- Thế giới đang đi đến chỗ điên loạn và sẽ trở thành một nơi còn nguy hiểm hơn gấp bội.

- Vậy nếu chúng tôi đồng ý?

- Ấn độ sẽ không can thiệp vào Tây tạng nữa.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Điện Kremlin, Moscow
Giờ địa phương: 09h00’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 07h00’ thứ Ba 20/02/2005


Đại sứ Trung quốc tại Matxcơva được triệu gấp đến Điện Kremli, ông tới đó trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ kể từ khi nhận được giấy mời. Quãng thời gian ngắn ngủi này có ý nghĩa ngoại giao sâu sắc, tiếp đại sứ là vị quan chức ngoại giao có cùng cấp bậc như đại sứ, đó là thứ trưởng ngoại giao. Ngoại trưởng đang bận việc khác.
Bỏ qua các nghi lễ ngoại giao, thứ trưởng Nga đi thẳng vào vấn đề:

- Ngài đại sứ, chính phủ Nga rất lo ngại về những thương vong dân sự do các cuộc tấn công của Trung quốc nhằm vào Việt nam gây ra. Chúng tôi không muốn thấy thêm bất kỳ điều gì như thế nữa.

- Đây là một vấn đề nội bộ giữa Trung quốc và...

Thứ trưởng ngoại giao nói xen vào:

- Không phải như vậy khi mà máy bay của Nga cũng dính líu vào đó.

- Ngài có ý gì, ngài thứ trưởng?

- Tôi sẽ nói thẳng. Chúng tôi đang chịu sức ép từ phía Mỹ đòi phải rút lại sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của chúng tôi. Nếu các ngài có thể giữ cho chiến dịch của các ngài không gây ra đổ máu trong dân chúng, tốt hơn là không có sự đổ máu nào, thì chúng tôi không có lý do gì phải làm theo phía Mỹ yêu cầu. Những hình ảnh ghê rợn về các máy bay do Nga sản xuất đang ném bom vào các khu dân cư ở Việt nam là điều mà chính phủ Nga không thể chấp nhận được.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao.
Giờ địa phương: 16h30’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 08h30’ thứ Ba 20/02/2005


Jamie Tống yêu cầu thư ký xếp lịch cho các cuộc gặp với đại sứ Pháp, Đức và Anh vào buổi chiều, mỗi cuộc cách nhau nửa giờ một. Ông không muốn họ chạm trán nhau nhưng lại muốn họ có đủ thông tin để báo cáo và để cho các nước này thể hiện phản ứng của mình vào sớm ngày hôm sau.
Tống cố tình để cho đại sứ Pháp phải đợi chừng bảy phút và giữ nguyên tư thế đứng khi ông này được mời vào. Không ai ngồi trong cuộc gặp gỡ thế này. Ngay khi viên đại sứ bước vào, Tống đã ra đòn phủ đầu:

- Ngài đại sứ, chính phủ của tôi lấy làm ngạc nhiên và không hài lòng vì sự ủng hộ công khai mà các ngài thể hiện lần này đối với một kẻ thù của Trung quốc. Theo tôi hiểu thì nhân viên quân sự Pháp đã được sử dụng chống lại Quân giải phóng Nhân dân Trung quốc - Tống nói.

Đại sứ Pháp khẽ nhún vai, phân bua:

- Ngài biết đấy, chúng tôi có những nghĩa vụ theo hiệp ước đối với Việt nam.

Tống lạnh lùng đáp theo đúng khuôn mẫu ngoại giao:

- Những lời biện hộ vừa rồi không đủ sức thuyết phục lắm, thưa ngài đại sứ. Chính phủ Trung quốc không quan tâm đến hiệp ước đó. Ngài hãy nhớ rằng vì thiện ý, Trung quốc đã cho phép Pháp lập một phái đoàn ngoại giao ở Bắc Kinh trước Mỹ đúng 10 năm. Chúng tôi đã xem các ngài là những người bạn cũ đáng tin cậy. Đã có những thời kỳ quan hệ giữa hai nước có khó khăn khi các ngài bán tàu chiến và máy bay cho Đài loan trong những năm 1990, nhưng chẳng có gì có thể so sánh được mức độ phản bội mà các ngài đã thể hiện trong hai ngày qua.

Đại sứ Pháp vẫn giữ bình tĩnh, trả lời:

- Tôi sẽ truyền đạt những lời bình luận của ngài ngoại trưởng đến chính phủ của tôi.

“Tất nhiên là như thế”, Tống nghĩ thầm, nói tiếp:

- Ngài sẽ làm hơn thế nữa, ngài đại sứ. Ngài sẽ báo cáo với Chính phủ Pháp rằng nếu chúng tôi không được nghe thấy một tuyên bố ngay lập tức về thái độ trung lập của Pháp, chúng tôi sẽ gạch tên tất cả các công ty của Pháp ra khỏi danh sách tham gia đấu thầu những hợp đồng mới của Trung quốc và từ tuần tới, chúng tôi sẽ đóng cửa nhà máy Citroen của các ngài ở Vũ Hán. Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn nói.
Jamie Tống tỏ ra thân mật hơn với đại sứ Anh. Hai người ngồi xuống trên những chiếc ghế da thoải mái đặt ở một góc trong văn phòng. Tống mở đầu:

- Chúng tôi đánh giá cao thái độ trung lập của Anh trong cuộc tranh chấp khu vực khó giải quyết này. Sự hiểu biết sâu sắc của các ngài về nhân dân Trung quốc và về nền văn hóa Trung quốc đã giúp các ngài hiểu rằng những vấn đề như thế này nên được giải quyết mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Xét cho cùng, đến lúc nào đó người châu Á chúng tôi cũng phải tự đứng trên đôi chân của mình mà không bị các tàu sân bay của Mỹ phát vào mông.

- Đúng là khó khăn, thưa ngài ngoại trưởng. Lần này, tôi chỉ nhận được chỉ thị nói rằng chúng tôi lo ngại cho các kiều dân Anh đang bị đe dọa ở cả Việt nam lẫn trên các dàn khoan dầu đã bị Trung quốc chiếm giữ gần quần đảo Trường sa. Hạ viện đang hết sức ầm ĩ. Ngài biết đấy, các nước dân chủ thích những giải pháp dễ dàng và hành động nhanh chóng. Nếu vào buổi chiều hôm nay thủ tướng có thể cho Hạ viện biết về sự an toàn của kiều dân Anh thì thái độ trung lập của nước Anh sẽ dễ được duy trì hơn nhiều. Vả lại những đoạn phim phát trên vô tuyến truyền hình về các cuộc tấn công nhằm vào Việt nam cũng không giúp gì được cho hình ảnh quốc tế của Trung quốc. Cũng vì lý do này, các ngài nên chấm dứt các cuộc tấn công đó nếu muốn nước Anh tiếp tục biện hộ cho trường hợp của Trung quốc.

- Đó là một vấn đề nội bộ giữa Trung quốc và Việt nam. Nói thẳng ra thì, ngài đại sứ, đó không phải là việc của ngài.

- Tôi e rằng với một thế giới nhỏ bé như ngày nay thì điều đó sẽ trở thành một vấn đề nội bộ của nước Anh. Khi quân Anh tiến vào Di Hòa viên năm 1860, không có các ống kính camera ghi lại hành vi của người Anh. Bay giờ thì khác rồi, nếu dân chúng Anh quốc cảm thấy bất bình với những hành động của các ngài ở Việt nam thì các chính khách Anh, mặc dù là miễn cưỡng, có lẽ sẽ phải phản ánh tâm trạng bất bình đó.
Jamie Tống đứng lên để ra hiệu rằng cuộc gặp gỡ đã kết thúc. Ông chìa tay ra, nắm chặt tay đại sứ và nói:

- Tôi muốn nói chuyện với ngài trong vài ngày tới về các hợp đồng xây dựng sân bay. Có khả năng những hợp đồng này sẽ rơi vào tay các công ty của Anh nếu tất cả chúng ta chơi đúng con bài của mình. Sẽ không có ai hài lòng hơn tôi và ngài nếu điều đó trở thành hiện thực.

Jamie Tống tiễn đại sứ hết đoạn hành lanh dài tới chỗ cầu thang máy, điều này thật là đặc biệt, theo nền văn hóa Trung quốc thì đó là một dấu hiệu thể hiện thái độ kính trọng đối với khách. Nhưng thái độ kính trọng đó vẫn chưa là gì so với hình ảnh Jamie Tống đứng đợi ở bậc thềm lên xuống khi chiếc xe của đại sứ Đức dừng lại, ngoại trưởng Trung quốc thân mật khoác tay nhà ngoại giao Đức, dẫn ông vào cầu thang máy rồi vào phòng làm việc của mình. Một người phục vụ mang vào một ly vốtca Smirnoff pha với cam tươi, thứ đồ uống mà Jamie Tống biết ông đại sứ thích dùng vào buổi chiều. Hai người ngồi xuống vẫn trên những chiếc ghế bành đó. Bản giao hưởng số năm của Mahler vang lên khắp căn phòng rộng làm thành một thứ nhạc nền. Họ xưng hô với nhau bằng tên thánh.

- Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu mọi công dân nước ngoài, Helmut ạ. Cách đây vài phút tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Vương. Ông ta nói với tôi rằng các hoạt động quân sự chống Việt nam sẽ được ngừng lại vào cuối ngày. Các tuyến đường biển sẽ được mở lại. Đến cuối tuần mọi người chắc chắn sẽ quên hết những chuyện đã xảy ra.

- Thủ tướng Đức đã đề nghị cộng đồng quốc tế hãy kềm chế.

- Vương Chủ tịch đề nghị tôi nhờ ngài truyền đạt tới ngài thủ tướng rằng ông ấy đánh giá cao lập trường chín chắn của nước Đức đối với vấn đề khu vực khó khăn này. Hãy tin tôi, Helmut, một khi vấn đề này được giải quyết, người ta sẽ không nói gì thêm về những điểm dễ bùng nổ ở châu Á nữa.

- Thế những tuyến đường biển thì sao?

- Chúng tôi chỉ lo ngại về việc tàu bè bị kẹt ở những khu vực có chiến sự. Tôi nghĩ là ngay khi chúng ta đang nói chuyện ở đây thì các tuyến đường đã được mở lại.

- Tôi sẽ truyền đạt ý kiến của ngài với thủ tướng.

- Đúng, và ngài có thể nói rằng chúng tôi rất quan tâm đến những đề nghị liên doanh mới đây nhất của Siemens, Mercedes và Volkswagen... Tôi hiểu đã có vài chậm trễ trong các cuộc thương lượng nhưng tôi nghĩ ngài sẽ nhận thấy chúng được giải quyết trong một vài ngày tới.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Trụ sở của BOEING, Seattle
Giờ địa phương: 00h30’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 08h30’ thứ Ba 20/02/2005


Hàng người biểu tình lập thành một hàng rào cản đường kéo dài hơn một kilômét, họ sẽ đứng đó suốt đêm. Reece Overhault, tổng giám đốc điều hành của hãng Boeing đang từ trên văn phòng của mình nhìn xuống đám người đó. Ông ta biết mình sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải giơ mặt ra mà chịu đòn. Những tấm áp phích của những người biểu tình lên án Trung quốc và lên án hãng Boeing. “Ngừng xuất khẩu việc làm của Mỹ cho Trung quốc”; “Boeing hỗ trợ những kẻ sát nhân Trung quốc”; “Overhault, quá đủ rồi, tống cổ hắn đi!” Cầm đầu đoàn biểu tình là một quan chức của Hiệp hội thợ máy quốc tế (IAM). Năm 1995, chính IAM đã lãnh đạo một cuộc đình công quyết liệt kéo dài 7 tuần để phản đối hãng Boeing trong việc di chuyển sản xuất sang Trung quốc, thời gian đó, Boeing đặt vấn đề sử dụng nhân công rẻ của Trung quốc để sản xuất các cấu kiện phụ tùng lắp ráp máy bay, việc này được coi là chiến lược chủ chốt giúp hãng tăng cường sức cạnh tranh và thu lợi nhuận siêu ngạch, mặt trái của vấn đề là hãng sẽ cắt giảm bớt chỗ làm việc tại các nhà máy ở Seattle.

Để giành được các đơn đặt hàng máy bay của Trung quốc, Boeing đã đồng ý xuất khẩu một phần công việc sản xuất máy bay sang nước này. IAM Journal, tạp chí của Hiệp hội thợ máy quốc tế gọi những “sự đền bù” này là một “trò hăm dọa tống tiền công ăn việc làm có tính chất côn đồ... Các hãng chế tạo máy bay khổng lồ của Mỹ dường như không quan tâm đến điều này. Họ nuôi dưỡng con hổ châu Á để có được thêm vài đồng đola lợi nhuận mà không cần biết đến hậu quả là đối thủ cạnh tranh này đã trưởng thành lên rất nhanh”. Việc Trung quốc tấn công Việt nam và phong tỏa biển Nam Trung hoa có tác dụng như cột thu lôi cho tâm trạng bất bình của giới thợ và của hiệp hội này. IAM đã tố cáo Boeing bán rẻ quyền lợi của người lao động Mỹ bằng việc chấp nhận để Nhật bản sản xuất các bộ phận trị giá khoảng 20% giá trị loại máy bay thân rộng 777 mới của Boeing. Một quan chức của hiệp hội này lưu ý rằng Trung quốc đang sản xuất phần đuôi máy bay Boeing 737 ở một nhà máy do quân đội quản lý; nhà máy này cũng là nơi sản xuất những máy bay ném bom đang tấn công Việt nam. “Sẽ là không hợp pháp và lố bịch nếu trông chờ giới kinh doanh và lao động Mỹ cạnh tranh với giới lao động Trung quốc theo kỷ luật quân đội”.

Tuy nhiên, chiến dịch của IAM không phải là mối quan tâm lớn của Overhault, vấn đề cấp bách khiến cho ông ta lo ngại hơn cả trong lúc này là giá cổ phiếu của Boeing. Cổ phiếu của Boeing đã bị sụt mạnh giảm 3 đôla xuống còn 67,50 đôla. Nó sẽ còn bị mất giá với tốc độ nhanh hơn so với các cổ phiếu khác trên thị trường. Điều đó có thể thấy rõ qua những con số: trong khi chỉ số Dow Jones Industrial giảm 2,76% thì chỉ số giá cổ phiếu của Boeing giảm 4,4%. Đã xuất hiện những vụ bán tháo ồ ạt cổ phiếu Boeing ở thị trường chứng khoán Hồng công. Overhault đã phải gọi điện cho các cố vấn tài chính của Boeing và tới trụ sở ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đóng tại Wall Street để yêu cầu họ tìm hiểu xem ai đang đứng đằng sau những vụ bán phá giá cổ phiếu Boeing ở Hồng công.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bắc Kinh - Đài Truyền hình Trung ương.
Giờ địa phương: 19h00’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 11h00’ thứ Ba 20/02/2005


Lời cầu khẩn của một công nhân dầu lửa người Mỹ đã được BBC và CNN thu được và phát lại. Đoạn phim này được cả hai hệ thống phát xen vào các chương trình đã được lên kế hoạch từ trước, họ còn cho chạy một hàng chữ dưới những hình ảnh để giải thích điều gì đang xảy ra. Đó là tin thứ hai trong chương trình thời sự của đài truyền hình quốc gia Trung quốc. Tin thứ nhất nói về cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Vương Phong và ngoại trưởng Iran đang ở thăm Trung quốc tại một biệt thự tại Trung Nam Hải. Lời tường thuật của phát thanh viên vang lên cùng với hình ảnh hai vị nguyên thủ bắt tay nhau, sau đó nắm chặt khuỷu tay nhau, nói về tình hữu nghị nồng ấm giữa hai chính phủ: “Đồng chí Vương Phong nói nhân dân Trung quốc và Iran đã nêu một tấm gương cho những nước khác trong thế giới đang phát triển noi theo. Chúng ta có thể đoàn kết, và cùng nhau đứng dậy chống lại cái gọi là các cường quốc phương Tây, những nước không những không tôn trọng các nền văn hóa châu Á mà còn muốn ngăn không cho những nền văn hóa này phát triển”.

Tiếp đó, trên nền tấm bản đồ biển Nam Trung hoa, nữ phát thanh viên của Truyền hình Trung quốc nhắc lại yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh. Trong khi bà này nói, hình ảnh đột ngột bị cắt ngang, xen vào đó là hình ảnh một công nhân khai thác dầu tự xưng là Jake Walker, người bang Minnesota. Chiếc áo phông màu đen của ông rách ở vai phải. Da mặt ông bị bong từng mảng vì cháy nắng. Mái tóc dài của ông này trông rối bù và được buộc túm lại. Jake Walker trông thật phờ phạc và mệt mỏi. Ông ta bắt đầu bằng việc giải thích diện mạo của mình, nói rằng ông và đồng nghiệp được ăn rất ít kể từ hôm Chủ Nhật, sau khi lính Trung quốc chiếm bãi đá ngầm Discovery. Thức ăn của họ đã bị số lính tham gia “giải phóng lãnh thổ” chiếm mất.

Chính cái cụm từ “giải phóng lãnh thổ” mà Jake Walker nhắc tới đã rung lên tiếng chuông báo động ở khắp các phòng tác chiến ở châu Âu và Mỹ. Hình ảnh Jake Walker là bằng chứng cho thấy vẫn còn khá nhiều người bị giam giữ trên bãi đá ngầm này. Giọng nói thiểu não của Jake Walker là điều sỉ nhục đối với nước Mỹ. Ở đây người ta nhìn thấy bóng dáng của Têhêran năm 1979, bóng dáng những con tin Mỹ ở Beirut trong những năm 1980 và nó cũng gợi thất bại thảm hại của quân đội Mỹ ở Xômali trong những năm 1990.

Walker nói: “Chúng tôi đánh bạn với nhiều lính Trung quốc. Họ đã giải thích lập trường của họ, chúng tôi hiểu và giờ đây ủng hộ lập trường đó. Toàn bộ vấn đề này có thể được giải quyết nếu nước Mỹ yêu mến của tôi rút đi và cho phép Trung quốc, một đất nước mà tôi kính trọng và sẽ yêu quý, lấy lại quyền lợi lịch sử của họ”.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Seoul, Nam Triều tiên
Giờ địa phương: 21h00’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 12h00’ thứ Ba 20/02/2005


TrungtmthngmiItaewon6-2.jpg

Trung tâm thương mại Itaewon
Người Mỹ đầu tiên chết trong khi làm nhiệm vụ ở bán đảo Triều Tiên trong chiến dịch Đòn Rồng bị bắn bằng một khẩu súng lục tự động 45 ly ở trung tâm buôn bán Itaewon, một trong những khu chợ đông đúc nhất Seoul. Anh ta gục ngã và chết ngay lập tức gần một cửa hàng bán gà rán Kentucky, giữa đống túi xách và áo khoác treo trên quầy. Anh này được nhận dạng là một hạ sĩ hải quân được biệt phái sang công tác tại sứ quán ở Seoul. Kẻ giết người lẩn mất dạng trong đám đông, những người chứng kiến sự việc này đã không hề làm gì ngoài việc đứng nhìn một cách sợ hãi. Trong ba tiếng đồng hồ tiếp theo có thêm 5 người Mỹ nữa bị bắn chết trong những vụ nổ súng tương tự. Tất cả đều diễn ra công khai ở những khu vực đông đúc trong thành phố. Ngoài ra còn có 23 người Nam Triều tiên bị bắn chết và 7 người bị thương. Có ít nhất 4 vụ bọn giết người từ trên xe dùng súng AK47 xả đạn bừa bãi vào các khách hàng trong một quán cà phê, những người đi bộ ở một ngã tư, đám khách chờ tàu ngoài ga Chong-gak và một đám đông đang từ rạp chiếu phim Piccadilly ở trung tâm Seoul đi ra, có 4 người khác bị bắn chết trong khi đang lái xe, họ chết vì bị trúng đạn bắn tỉa dọc đường quốc lộ chính đi về phía bắc tới khu phi quân sự chia cắt hai nước Triều Tiên, cách Seoul gần 40 km.

Bộ quốc phòng Nam Triều tiên ước tính có ít nhất là 5 chiếc tàu ngầm cỡ nhỏ loại chuyên hoạt động ở ven biển đã đổ bộ tới 100 lính biệt kích thuộc các lực lượng đặc biệt Bắc Triều tiên lên dọc bờ biển Nam Triều tiên. Những chiếc tàu ngầm này ban đầu do Nam Tư thiết kế nhưng từ đầu những năm 60, Bắc Triều tiên đã có thể sao chép mẫu của Nam tư và tự đóng lấy tàu ngầm của họ. Hải quân Bắc Triều tiên có khoảng 50 tàu ngầm đóng theo những mẫu thiết kế khác nhau đang hoạt động. Một số làm nhiệm vụ đặt mìn, số khác chuyên đưa các lực lượng đặc biệt xâm nhập, tấn công bằng ngư lôi và do thám. Những bức ảnh chụp qua vệ tinh của Mỹ vài giờ sau những vụ giết người đầu tiên ở Seoul cho thấy những chiếc tàu ngầm này được điều khiển từ hai tàu mẹ, tàu Dong Hae-ho ở biển Nhật bản và tàu Song Rim-ho ở Hoàng Hải, đây vốn là những tàu chở hàng đã được người Bắc Triều tiên chuyển đổi chức năng.
TungmcnhcaBcTriutinloichuynhotngvenbinangbitkchlnbbinNamTriutin-1.jpg

Tàu ngầm cỡ nhỏ của Bắc Triều tiên, loại chuyên hoạt động ven biển đang đổ biệt kích lên bờ biển Nam Triều tiên
Các bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy chắc chắn là vẫn còn những đơn vị biệt kích tinh nhuệ đang ở trên tàu chờ đợt đổ bộ thứ hai. Số lính biệt kích này thuộc lực lược đặc biệt tinh nhuệ của quân đội Bắc Triều tiên, họ được chọn lựa và huấn luyện khá kỹ càng, khả năng sống sót, hoạt động bí mật một cách độc lập, kỹ năng ám sát và đánh bom của họ có thể được đánh giá là tương đương, thậm chí còn giỏi hơn so với các lực lượng đặc biệt của các cường quốc phương Tây. Những người lính được huấn luyện đặc biệt cho hoạt động trên tàu ngầm thuộc đơn vị 22 của Cục Trinh sát Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều tiên, đơn vị này là một lực lượng được chuyên môn hóa cao bao gồm 8 tiểu đoàn. Cục Trinh sát có những hoạt động phối hợp rất chặt chẽ với Bộ tư lệnh lực lượng đặc công Triều tiên, đây là một đội quân tinh nhuệ nhất gồm 88.000 người được huấn luyện khá bài bản và kỹ lưỡng về mọi lĩnh vực hoạt động bí mật, kỹ thuật chiến đấu đổ bộ và kỹ thuật không vận. Chính nhờ lực lượng chỉ có hơn 100.000 quân tinh nhuệ này mà Bắc Triều tiên đã có thể tiến hành một cuộc chiến tranh cân não với miền Nam trong thời gian lâu như vậy. Những người được lựa chọn vào lực lượng này phải đạt được những tiêu chuẩn khá cao về lòng trung thành, khả năng chịu đựng, sức khỏe và sự thông minh. Họ được huấn luyện đạt trình độ tinh nhuệ đến mức nhiều đơn vị đã được các nhà lãnh đạo, các nguyên thủ quốc gia của Thế giới thứ ba thuê để bảo vệ. Các hợp đồng bảo vệ yếu nhân được ký ở ít nhất là 12 nước châu Phi, ngay cả cố quốc vương Norodom Sihanouk của Campuchia cũng sử dụng lực lượng bảo vệ là bộ đội tinh nhuệ Bắc Triều tiên. Ông này hiếm khi đi đâu mà không có họ bảo vệ vì Sohanouk luôn sợ bị ám sát.

Các lực lượng đặc biệt của Bắc Triều tiên bị buộc tội về một số hoạt động khủng bố, trong đó có vụ sát hại các thành viên của nội các Nam Triều tiên năm 1987. Tối nay, khi mà thế giới đang bận rộn với các diễn biến của Chiến dịch Đòn Rồng, thì đội quân chết chóc này đã có mặt ở Nam Triều tiên với sứ mệnh gây bất ổn định, phá hoại nền kinh tế Nam Triều tiên và khủng bố dân chúng.
KhchsnWestinChosun18tngvithitkhnhbnnguyt9.jpg

Khách sạn Westin Chosun 18 tầng với thiết kế hình bán nguyệt
Một tốp nhân viên an ninh ở khách sạn Westin Chosun đã chặn được một gián điệp Bắc Triều tiên vào giờ cao điểm khuya hôm đó. Từ nhiều năm nay, khi Nam Triều tiên tự tăng cường vũ trang để chống lại những mối đe dọa từ phía bắc, khách sạn Westin Chosun 18 tầng với thiết kế hình bán nguyệt đã gần như trở thành nhà ở cho các đoàn ngoại giao, các phóng viên và sĩ quan quân đội. Khách sạn này nằm cách không xa đường cái, có một đoạn đường vòng dài cho xe hơi chạy vào và chạy ra. Người quản lý khách sạn không muốn chặn khách lại để kiểm tra và lục soát một cách nghiêm ngặt, nên ông quyết định tăng cường giám sát ngầm.

Nhân viên an ninh của khách sạn trà trộn vào đám khách đã phát hiện ra một mật vụ Bắc Triều tiên đang đi qua cánh cửa quay để vào sảnh chờ của khách sạn. Người này mặc bộ quần áo may rất xấu và vụng về bước trên sàn nhà lát đá hoa cương. Anh ta tỏ ra lúng túng trong bầu không khí ấm cúng lịch sự được tạo ra bởi các mảng tường ép bằng gỗ sồi và ánh sáng kiểu đèn cháy bằng ga thời Victoria. Sau mấy lần hỏi đường đến quầy rượu O’Kim dưới tầng hầm, nơi các ngoại kiều thích lui tới, anh ta tiến gần quầy lễ tân phía bên trái, sau đó đi nhanh qua cửa hàng cà phê. Thái độ anh ta vừa ngạo mạn vừa nôn nóng, luôn miệng lầm bầm chửi thề bằng tiếng Triều Tiên khi bị cản đường bởi một đống vali của nhóm khách du lịch xếp cạnh quầy rượu.

Nhân viên an ninh ở khắp khách sạn đã được báo động. Khi nghe thấy tiếng hô: “Đứng lại”, ngay lập tức, anh ta rút ra một con dao nhưng không phải để đe dọa những người đang vây quanh. Anh ta giơ dao chỉ nhằm làm cho đám nhân viên bảo vệ bị lưỡng lự vài giây đồng hồ, sau đó anh ta rút ra một khẩu súng lục nhỏ từ trong túi áo khoác và tự bắn vào đầu mình.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Nhà Trắng, Washington DC
Giờ địa phương: 07h30’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 12h30’ thứ Ba 20/02/2005


Đại sứ Trung quốc tại Washington là Giang Hoa không giấu giếm sự bực bội của mình khi đột ngột được mời đến Nhà Trắng một cách thiếu trịnh trọng đến như vậy. Nhưng ông che đậy sự tức giận dưới vẻ lịch sự ngoại giao và tiếp đó là sự ngạc nhiên thật sự. Người Mỹ đã bỏ qua các nghi thức ngoại giao để đưa ông ta đến gặp tổng thống Hợp Chủng Quốc.

Tổng thống Bradlay quyết định ngồi trên ghế và nói chuyện thoải mái với đại sứ. Các quan chức khác của nội các ngồi bên cạnh đại sứ. Họ không nói gì. Chỉ riêng việc tất cả họ đều là những nhân vật có liên quan đến các lực lượng quốc phòng của Mỹ là đủ nói lên tất cả: Thương mại và buôn bán không phải là vấn đề được bàn đến trong cuộc gặp này.

Tổng thống chờ cho đến khi cà phê được mang ra. Nước trà là thứ mà tổng thống biết rằng đại sứ thích hơn lại không được mang ra mời, với một lời giải thích rằng uống cà phê buổi sáng là một phần cố hữu của nền văn hóa Mỹ. Sau này, tổng thống thừa nhận ông định đùa cợt bảo mang bánh nướng ra mời nhưng rồi nghĩ rằng như vậy có lẽ là đi quá xa. Mào đầu câu chuyện, Bradlay nói dăm ba câu về cái giá lạnh mùa đông đang bao phủ Washington. Ông đại sứ hưởng ứng nói đến nhiệt độ dưới không ở Bắc Kinh. Khi tổng thống chuyển sang nói về biển Nam Trung hoa, giọng của Bradlay trở nên nghiêm khắc hơn nhưng thái độ vẫn nhã nhặn:

- Ngài đại sứ, chúng tôi vừa tiến hành một số cuộc thăm dò ý kiến về những phát biểu của công nhân dầu khí Jake Walker, công dân Mỹ này đã xuất hiện trên chương trình tin buổi tối của các ngài. Chắc hẳn ngài đã xem chương trình đó trên CNN. Vốn dĩ vào thời điểm này Trung quốc không được ưa chuộng mấy do những vấn đề với Việt nam, có thể nói tình cảm đó đã xuất hiện trong lòng cử tri Mỹ ngay cả trước khi có chương trình này. Còn bây giờ, các cử tri của tôi muốn tôi trừng phạt đất nước các ngài.

Đại sứ đáp lại một cách yếu ớt:

- Tôi không cho rằng đó là một biện pháp có ích để xem xét các vấn đề quốc tế phức tạp...

Bradlay ngắt lời:

- Chúng tôi biết như vậy. Chính vì thế, chúng đang tìm kiếm sự giúp đỡ của ngài.

- Ngài cần sự giúp đỡ của tôi?

- Vâng, nói đúng hơn là chúng tôi cần sự giúp đỡ của chính phủ Trung quốc, - tổng thống nói tiếp, - Tôi cần tách riêng vấn đề biển Nam Trung hoa, mà như ngài nói là phức tạp, với vấn đề người Mỹ bị giữ làm con tin...

- Nói con tin là không đúng - Đại sứ Giang Hoa phản đối.

Bradlay nheo mắt nhìn thẳng vào Giang Hoa, nói gằn từng tiếng:

- Họ đang không được rời đi khỏi chỗ đó. Họ đang bị quân đội Trung quốc giam giữ. Truyền hình của các ngài đã phát đi những cảnh quay rất tồi, trong đó các ngài trông như một bọn khủng bố Trung đông. Vì vậy hãy nghe tôi nói.

Đại sứ gật đầu. Bradlay nói tiếp:

- Các cử tri ở một nước dân chủ không đánh giá vấn đề theo tính chất phức tạp mà đôi khi chúng ta hy vọng, thưa ngài đại sứ. Chúng tôi muốn tìm cách giải quyết vấn đề yêu sách chủ quyền của các ngài đối với biển Nam Trung hoa, vấn đề cuộc chiến tranh của các ngài với Việt nam và vấn đề sự an toàn của các tuyến đường buôn bán qua Thái bình dương, nhưng đồng thời chúng tôi cũng không muốn bị các cử tri Mỹ truy lùng ngay sau lưng. Để có thể làm điều đó, chúng tôi cần đưa những người Mỹ này ra khỏi quần đảo Hoàng sa và đưa họ về nước. Do vậy, tôi đã ra lệnh cho một trong những tàu tấn công đổ bộ của chúng tôi, tàu US Peleliu, cùng với các tàu hộ tống khác lên đường tới bãi đá ngầm Discovery để đón họ. Họ sẽ có mặt ở đó trong 26 giờ nữa. Liệu ngài có thể nói với Chủ tịch Vương Phong rằng chúng tôi không thách thức đòi hỏi chủ quyền của các ngài được không? Chúng tôi đang thực hiện một sứ mệnh nhân đạo. Chỉ sau khi sứ mệnh đó được thực hiện thành công thì chúng tôi mới thảo luận với ngài về những vấn đề phức tạp hơn.
Đại sứ Giang Hoa đã hiểu ý của Bradlay, ông ta nói:

- Tôi sẽ phải truyền đạt lại ý kiến của ngài cho Chủ tịch Vương Phong. Nhưng tôi không thể đưa ra một sự bảo đảm nào.

Bradlay hững hờ đáp:

- Chúng tôi đang hy vọng các ngài bảo đảm sự an toàn cho sứ mệnh nhân đạo này, ngài đại sứ.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Eo biển Miđôro, biển Nam Trung hoa
Giờ địa phương: 23h30’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 12h30’ thứ Ba 20/02/2005


Tàu tấn công đổ bộ US Peleliu lớp Tarawa có lượng giãn nước 36.967 tấn, trước đó nằm trong đội hình tàu sân bay Nimitz triển khai bên ngoài quần đảo Cagayan, đã được báo động, họ nhận được lệnh dùng mọi khả năng để tiến hành cứu hộ trên biển đối với các công dân Mỹ. Các tàu hộ tống đã vào vị trí. Tàu ngầm tấn công USS Olympia lớp Los Angeles chạy bằng năng lượng hạt nhân xuất phát từ Trân châu cảng hiện đang dẫn đầu nhóm tàu này. Khinh hạm USS Ford lớp Oliver Hazard Perry mang tên lửa có điều khiển và các tàu khu trục USS Oldendorf, USS O’Brieh, USS Hewitt lớp USS Spruance dàn hàng ngang theo hình trăng lưỡi liềm phía trước tàu USS Peleliu và tàu chở dầu US Willamette ở giữa. Tuần dương hạm USS Bunker Hill lớp Ticonderoga mang tên lửa điều khiển đi cuối cùng.
TutncngbUSPeleliulpTarawa5.jpg

Nhóm tàu chiến của Hoa Kỳ

Nhóm tàu chiến này có 5 máy bay trực thăng chiến đấu chống tàu ngầm. Hai chiếc bay phía trước đội hình.
TutncngbUSPeleliulpTarawa1.jpg

Tàu USS Peleliu
Tàu USS Peleliu là một trong những tàu chiến đa năng nhất của hải quân Mỹ, nó đặc biệt phù hợp với các hình thức hoạt động mà Mỹ đã tham gia sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Tàu này cao 65 mét, tương đương độ cao của một tòa nhà 20 tầng, dài 250 mét, bằng 3 sân bóng đá, và boong đỗ máy bay rộng 35 mét. Tàu USS Peleliu có thể chuyên chở một lực lượng khá lớn lính thủy đánh bộ với đủ cơ số chiến đấu cùng với thiết bị và hậu cần, nó cũng có thể đưa lực lượng lên bờ bằng máy bay trực thăng hoặc xuồng đổ bộ. Phía đuôi tàu là một bãi đậu khổng lồ cho các xuồng đổ bộ. Khi đuôi tàu chìm xuống nước, các xuồng đổ bộ sẽ nổi lên mặt nước. Hôm nay, tàu USS Peleliu chở 15 máy bay trực thăng chuyển quân CH-53E, mỗi chiếc chở được 36 lính thủy đánh bộ, cùng với 4 máy bay trực thăng AH-1 Sea Cobra. Những chiếc máy bay này được thiết kế rất đẹp và khá nguy hiểm, chúng được trang bị một hệ thống vũ khí đa dạng gồm các tên lửa Hell-Fire, Tose, Sidewinder và một khẩu pháo 25 ly gắn ở mũi. Cột chặt ở đuôi tàu là 5 máy bay phản lực hỗ trợ cất cánh thẳng đứng AV8-B Harrier, dựa trên thiết kế của hãng Aerospace Harrier của Anh, trang bị vũ khí gồm bom chùm và bom rơi tự do, tên lửa, pháo và tên lửa không đối không. Trên tàu cũng được trang bị những vũ khí phòng thủ khá mạnh. Ở mạn trái phía mũi tàu có đặt hệ thống tên lửa Rolling Airframe Missile (RAM) có thể bắn từng loạt hai quả tên lửa có sức công phá lớn, khi nổ sẽ tung ra làm nhiều mảnh bay xa tới 4 km. Ở mạn phải của tàu bố trí hai hệ thống vũ khí tấn công nhiều hướng (CIWS) Vulcan Phalanx có khả năng bắn ra mỗi phút 4000 phát đạn vào bất kỳ mục tiêu thù địch nào đang tiến lại gần. Trong hầm tàu chứa hàng trăm tấn thuốc men và thực phẩm, lượng thực phẩm này có thể được dùng để phân phát cho các nạn nhân của thiên tai hoặc chiến tranh. Hệ thống máy phát trên tàu có thể cung cấp đủ điện và nước ngọt cho 6.000 người. Bệnh viện trên tàu được thiết kế đủ chỗ cho 300 bệnh nhân. Bệnh viện có 4 phòng phẫu thuật có thể thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp và khó khăn nhất do chiến tranh và thiên tai gây ra. Tất cả các công nhân dầu khí được cứu thoát khỏi Hoàng sa sẽ được kiểm tra sức khỏe ở đây ngay sau khi được đưa lên boong tàu an toàn.

Tàu đi qua eo biển Mindoro cách Manila 150 km về phía nam với tốc độ 20 hải lý giờ. Điểm đến của tàu là quần đảo Hoàng sa, cách đó 26 giờ tàu chạy. Tàu sân bay USS Nimitz, với khả năng tung ra một sức mạnh tấn công khủng khiếp được triển khai ở biển Sulu ngay sát khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Trung quốc. Lầu Năm Góc tin rằng người Trung quốc sẽ trao trả các công nhân dầu khí mà không xảy ra xung đột.

Mệnh lệnh đối với thuyền trưởng tàu USS Peleliu là không làm điều gì ngoài việc nhận lại các con tin và rời khỏi biển Nam Trung hoa. Tàu USS Peleliu và những tàu hộ tống tiếp tục hành trình theo hướng Tây – Tây bắc về phía quần đảo Hoàng sa. 300 trong số 1.800 lính thủy đánh bộ trên tàu được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Chỉ có 12 người sẽ lên 8 máy bay. Nhiệm vụ của họ là đưa công nhân dầu khí trở về với 24 người trên mỗi máy bay. Thuyền trưởng của tàu giữ liên lạc với sở chỉ huy Hạm đội Thái bình dương ở Hawaii. Không ai nghĩ là sẽ xảy ra một cuộc chiến dữ dội.
TutncngbUSPeleliulpTarawa3.jpg

Tàu tấn công đổ bộ US Peleliu lớp Tarawa. Phía đuôi tàu là một bãi đậu khổng lồ cho các xuồng đổ bộ. Khi đuôi tàu chìm xuống nước, các xuồng đổ bộ sẽ nổi lên mặt nước
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Văn phòng Nội các Anh, London
Giờ địa phương: 13h00’ thứ Ba 20/02/2005


Những bộ óc thông minh nhất trong ngành dân chính gồm những chuyên gia đến từ các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Tài chính, An ninh... đang khẩn trương nghiên cứu hoàn chỉnh chính sách của Anh đối với Chiến dịch Đòn Rồng. Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại và Quốc phòng của Văn phòng nội các đang chuẩn bị khai mạc một cuộc họp trong vòng một giờ đồng hồ nữa, tại đó các đại biểu sẽ đưa ra những đề xuất quan trọng với Ủy ban. Ông chủ tịch cũng là một thành viên trong nhóm những quan chức có ảnh hưởng nhất ở Anh. Tám đồng nghiệp của ông đã đặt tài liệu của họ lên chiếc bàn họp vuông khá rộng có từ thế kỷ 18. Từ nhiều thế kỷ nay, những căn phòng họp có trần cao của văn phòng nội các nằm ở góc đường giao nhau giữa hai phố Whitehall và Downing thường được sử dụng mỗi khi xảy ra khủng hoảng ở đâu đó, các đại biểu sẽ tụ họp ở đó để thảo luận với nhau về những lợi ích quốc gia của Anh ở những khu vực xa xôi trên thế giới.

Hôm nay, từng bộ và đơn vị quan trọng nhất đều có đại diện: Văn phòng đối ngoại; Bộ quốc phòng; Bộ thương mại; Bộ tài chính và ba cơ quan chủ chốt của ngành tình báo là cơ quan An ninh, được công chúng biết đến nhiều hơn dưới cái tên MI 5 - cơ quan này có nhiệm vụ đối phó với bất cứ mối đe dọa nào chống lại Vương quốc Anh; Cơ quan Tình báo Mật, hay MI 6, mà không giống như Cơ quan Tình báo Trung ương, chỉ xử lý tin tức tình báo thu thập một cách bí mật, và quản lý các trạm thu thập tin SIGINT GCHQ. Một đại diện của CIA cũng có mặt tại phòng hợp nhưng các đối tác châu Âu của Anh không có ai được mời dự.

Những cuộc họp như thế này là bằng chứng cho thấy rằng mặc dù về mặt công khai, các chính phủ trong liên minh Châu Âu luôn tìm cách thể hiện họ là một châu Âu hợp nhất với một chính sách đối ngoại chung nhưng khi có khủng hoảng thì Mỹ và Anh thường hành động riêng với nhau.

Ông Chủ tịch ủy ban khai mạc cuộc thảo luận bằng việc tóm tắt tình hình vào lúc 12 giờ 30 phút. Mục tiêu của cuộc họp này là đưa ra những sự lựa chọn cũng như khuyến nghị thích hợp về một đường lối hành động cho Ủy ban Quốc phòng và Chính sách đối ngoại của nội các, Ủy ban này sẽ nhóm họp vào lúc 14 giờ, do thủ tướng chủ trì. Các phát biểu trong cuộc họp này đều được đưa ra với giọng điệu được coi là đúng mực, nhưng trên thực tế các thành viên tham dự họp vẫn phải cố tưởng tượng ra những điều không thể hình dung nổi: với việc Mỹ điều tàu USS Peleliu tiến vào biển Nam Trung hoa, nước Anh sẽ bằng cách nào để có thể hỗ trợ một cho hành động của Mỹ cả về tinh thần lẫn vật chất, nếu phía Anh được Mỹ yêu cầu?

Bộ Quốc Phòng thông báo đã có một lực lượng đáng kể hải quân Anh, cùng với các tàu chiến của Ôxtrâylia và Niu Dilân được triển khai ở biển Nam Trung hoa. Rất tình cờ, trước khi xảy ra chiến dịch Đòn Rồng, lực lượng này đã được tập hợp tại vùng biển gần khu vực chiến sự để đến Ôxtrâylia. Lực lượng hải quân Anh, Ôxtrâylia, Niu Dilân cũng đã tham gia một cuộc tập trận dọc bờ biển Malaixia theo Hiệp định Phòng thủ Năm nước. Hiện nay các tàu chiến này đang thả neo ở ngoài khơi vịnh Bander Seri Begawan, thủ đô Brunây. Tàu sân bay HMS Ark Royal lớp Invicible trọng tải 20.600 tấn, với 9 máy bay chiến đấu Sea Harrier và 12 máy bay trực thăng Westland Sea King và Merlin, chỉ huy nhóm tàu chiến đấu này đã tiến hành một loạt hoạt động phối hợp phức tạp nhất ở khu vực châu Á kể từ khi Anh rút khỏi Hồng công 4 năm trước. Hộ tống tàu sân bay này có các tàu khu trục nhỏ HMS Montrose, tàu khu trục HMS Liverpool lớp Type-42 đã mười chín năm tuổi. Tàu tấn công HMS Albion trọng tải 16.000 tấn hiện đại nhất, vừa mới được đưa vào hoạt động năm ngoái, chở theo 300 lính thủy đánh bộ trên boong. Các tàu này được lệnh sẵn sàng sơ tán ngoại kiều. Tàu HMS Ark Royal còn được hộ tống bởi tàu ngầm tấn công hạt nhân HMS Triumph lớp Trafalgar. Người Ôxtrâylia có tàu chiến HMAS Parramatta lớp Anzac và tàu chiến HMAS Sydney lớp Adelaide cùng với tàu ngầm HMAS Rankin lớp Collins chạy bằng diezen được đưa vào hoạt động từ năm 1997. Niu Dilân có tàu chiến HMNZS Canterbury lớp Leander. Các lực lượng đặc biệt của Anh, Ôxtrâylia và Niu Dilân đang tập trận gần Invercargill, trên đảo Nam của Niu Dilân, cũng được điều động về Bandar Seri Begawan gia nhập đoàn tàu này.

Tuy nhiên Bộ Quốc phòng cũng báo cáo rằng Quốc vương Brunây đã chính thức yêu cầu các tàu chiến trong hạm đội hỗn hợp này tiếp tục thả neo để tránh làm kích động thêm cuộc khủng hoảng.
Đại diện của CIA hỏi liệu nước Anh có sẵn sàng đi ngược lại nguyện vọng của Quốc vương Brunây không? Câu trả lời của ngài Chủ tịch rất mập mờ, ông nói rằng bởi vì Brunây gửi nhiều tiền vào các ngân hàng của Anh cho nên những vấn đề xảy ra trên lãnh thổ của Quốc vương thì tốt hơn hết là cứ để cho ông ta quyết định lấy.

Báo cáo của Văn phòng đối ngoại nói rằng có hơn 200 công dân mang quốc tịch Anh bị kẹt trong cuộc xung đột. Khoảng 50 người là công nhân dầu khí. Số còn lại phần lớn là ở miền bắc Việt nam, trong đó có một nhóm giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Lạng Sơn, sát biên giới với Trung quốc. Thông tin điện thoại từ nhóm này cho biết quân đội Việt nam đã tập trung đầy ắp ở tỉnh lỵ này. Dân địa phương đoán chắc sẽ có một cuộc tấn công qua biên giới. Các đại diện của CIA và GCHQ cũng xác nhận thông tin này, các thông tin tình báo thu được qua hệ thống COMINT (liên lạc) và ELINT (điện tử) của họ cũng khẳng định điều đó. Đại diện của CIA khẳng định rằng Cơ quan An ninh Quốc gia cũng có quan điểm đó. Ông này nói thêm rằng tin tức tình báo IMINT (thu qua vệ tinh) đã thu được hình ảnh những chiếc Su-27 của Trung quốc đậu trên đường băng ở đảo Terumbi Layang-Layang thuộc chủ quyền của Malaixia nhưng hiện này đã bị Trung quốc chiếm đóng.

Trả lời câu hỏi của đại diện của CIA về việc liệu có lực lượng quân sự nào khác của châu Âu tham gia giải quyết vấn đề khủng hoảng không? Ngài Chủ tịch trả lời rằng nếu Mỹ muốn thể hiện sức mạnh một cách tượng trưng thì có thể mời một số chính phủ khác tham gia. Tuy nhiên, nếu họ thực sự định hành động chống lại Trung quốc, tốt nhất là nên giữ kín kế hoạch này trong phạm vi ba nước: Mỹ, Pháp và Anh. Những kết luận đáng chú ý nhất của cuộc họp này là đã đạt được sự nhất trí của rất nhiều cơ quan khác nhau, các kết luận đó được in ra để chuyển tới tay các Bộ trưởng trong vòng 45 phút. Ủy ban Quốc phòng và Chính sách đối ngoại của thủ tướng quyết định công khai ủng hộ hoàn toàn sứ mệnh nhân đạo của tàu USS Peleliu. Ủy ban này quyết định rằng lực lượng đặc nhiệm của tàu sân bay Ark Royal sẽ rời khỏi Brunây cho dù có hay không sự chấp thuận của Quốc vương Brunây. Nếu cần thiết, hải quân Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Các đại sứ từ Canberra và Wellington cũng báo cáo về cho biết tàu chiến của Ôxtrâylia và Niu Dilân sẽ tiếp tục nằm trong đội hình dưới sự chỉ huy tác chiến của tàu Ark Royal.
tusnbayHMSArkRoyalofanh74.jpg

Tàu Ark Royal, hải quân Anh
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao
Giờ địa phương: 21h00’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 13h00’ thứ Ba 20/02/2005


Các phóng viên nước ngoài được Jamie Tống mời đến dự cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao đã có mặt trước giờ khai mạc tới 30 phút. Không giống như địa điểm cũ tại Câu lạc bộ Quốc tế tồi tàn trong khu ngoại giao Kiến Quốc Môn Ngoại, phòng truyền thông trong tòa nhà mới của Bộ Ngoại giao là một ví dụ điển hình về thông tin công nghệ cao của châu Á. Tấm phông khổng lồ treo phía sau sân khấu có gắn một bản đồ Đông nam Á nhiều màu sắc. Nhân viên kỹ thuật thử các công tắc đèn trước khi Jamie Tống xuất hiện. Các máy thu hình của Đài truyền hình trung ương Trung quốc được phép giữ chỗ ở hàng đầu. Một số hãng tin tiến hành truyền hình tại chỗ. Bộ trưởng Ngoại giao đến muộn 20 phút, tiến thẳng tới bục phát biểu và nói bằng tiếng Anh không cần phiên dịch giúp cho việc truyền tin trực tiếp.

Ông bắt đầu:

- Tôi xin lỗi đã mời tất cả quí vị đến đây với thời gian báo trước gấp gáp đến như vậy. Và xin lỗi đã làm gián đoạn buổi tối của các vị. Đáng tiếc là mấy ngày tới sẽ hết sức bận rộn. Tôi mới vừa từ Trung Nam Hải đến đây. Tôi sẽ không giữ các vị ở đây lâu. Cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, đại sứ các nước Xingapo, Thái Lan, Malaixia, Mianma và Philippine theo chỉ thị của các chính phủ của họ đã ký vào một bản ghi nhớ khẳng định lại chính sách trước đây về biển Nam Trung hoa. Nói tóm lại, điều đó có nghĩa là họ công nhận chủ quyền của Trung quốc. Toàn bộ công việc khai thác dầu thô, khí đốt và khoáng sản sẽ được tiến hành theo thỏa thuận riêng với nhau. Không một lực lượng nước ngoài nào được phép vào khu vực này. Trung quốc chịu trách nhiệm về an ninh trong khu vực biển. Các tuyến đường buôn bán sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài Bản ghi nhớ này, tất cả các chính phủ đã nhất trí giúp đưa Việt nam trở lại với cộng đồng khu vực. Chính phủ Trung quốc tin rằng sau một thời gian thỏa đáng, Trung quốc và Việt nam có thể chung sống hòa bình và hợp tác tay đôi. Tôi có thời gian để trả lời một vài câu hỏi nhưng đề nghị các vị tập trung vào Bản ghi nhớ. Tôi sẽ không trả lời bất cứ câu nào về biển Nam Trung hoa nói chung.

- Ngài Bộ trưởng. Đài BBC xin hỏi. Tại sao không có Brunây trong số này?

- Chúng tôi muốn tuân thủ theo tinh thần của Tuyên bố 1970 về khu vực Hòa bình Tự do và Trung lập (ZOPFAN), như đã được đề ra trong đường lối chỉ đạo của ZOPFAN 1972. Điều 5 và 10 trong tuyên bố này nói đến sự có mặt về quân sự của nước ngoài trong khu vực. Brunây đang duy trì một căn cứ quân sự của nước ngoài trong khu vực. Brunây đang cho phép người Anh duy trì một căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Hiện tại có các tàu chiến của Anh ở đó. Đây không phải là một vấn đề lớn và ngay khi người Anh ra đi, chúng tôi sẽ đón chào Brunây với vòng tay rộng mở. Sự có mặt của Pháp ở Việt nam, tất nhiên, cũng ngăn cản sự tham gia của Hà Nội. Chúng tôi hy vọng rằng điều này cũng chỉ có tính chất tạm thời. Chúng tôi đang thảo luận với Xingapo và Malaixia về việc đóng cửa các căn cứ mà các nước này đã trao cho các cường quốc quân sự phương Tây. Vị nào đã quen thuộc với văn kiện ZOPFAN có thể muốn trích dẫn với tôi điều 11 qui định cấm sử dụng, tàng trữ, vận chuyển và thử vũ khí hạt nhân. Tôi có thể tiết lộ một thông tin, Chủ tịch Vương đã đảm bảo với các đại sứ rằng kế hoạch lâu dài của Trung quốc là từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Nhưng như các vị cũng cần biết rằng việc này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian.

- CNN xin hỏi, ngài Ngoại trưởng. Còn Lào và Campuchia thì sao?

- Khi Việt nam trở lại với cộng đồng, thì các nước này cũng vậy. Còn hai câu hỏi nữa.

- Báo Straits Times, Xingapo. Xin hỏi tại sao Inđônêxia không ký vào Bản ghi nhớ này?

- Inđônêxia là nước lớn nhất vượt xa các nước khác ở Đông nam Á. Inđônêxia nhìn chung là nhất trí nhưng chúng tôi cần có thêm thời gian để thảo ra các chi tiết cụ thể.

- Báo New York Times. Xin hỏi có phải giờ đây các tàu buôn đã có thể qua lại mà không bị cản trở? Và liệu các ngài có trả lại chiếc tàu chở dầu New World của hãng Shell cho các chủ sở hữu hợp pháp của nó không? Các ngài có thả số thủy thủ của tàu này không?

Jamie Tống nhìn đồng hồ rồi trả lời:

- Vụ tàu chở dầu New World của hãng Shell đang được điều tra. Quân giải phóng Nhân dân Trung hoa không liên quan đến vụ này. Bây giờ có các tài liệu trên bàn bên. Tấm bản đồ được phóng to đằng sau tôi chỉ rõ khu vực Hữu nghị và Hợp tác mới ở Đông Á.
Khi ngoại trưởng rời khỏi bục phát biểu, đèn đỏ trên bản đồ bật sáng ở những nước đã ký vào Bản ghi nhớ, những ngọn đèn đỏ rực nhấp nháy khắp nơi, nhiều đến mức không thể phân biệt được các nước này với Trung quốc. Chris Bronowski, bình luận trực tiếp trong bản tin của CNN về cuộc họp báo này, nói:

- Chúng ta đang xem tấm bản đồ đầu tiên của đế quốc Trung quốc thế kỷ 21.

Người dẫn chương trình nhắc:

- Chris, ông có thể nói cụ thể hơn không?

Chris dường như đã được gãi đúng chỗ ngứa, trả lời lập tức:

- Được. Có một mảng rộng lớn của khu vực này trong lịch sử đã từng nằm dưới quyền kiểm soát của đế quốc Trung hoa, hiện nay Trung quốc vẫn tuyên bố đòi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó. Chúng ta đều biết rằng Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Việt nam và Lào đã từng nằm dưới sự thống trị của triều Mãn Châu. Trung quốc cũng đòi chủ quyền lãnh thổ đối với toàn bộ Triều Tiên. Họ cũng đòi quyền kiểm soát Tây tạng. Ngay cả đối với vương quốc Butan nhỏ xíu trên dãy Hymalaya, Trung quốc cũng không công nhận chủ quyền của nước này và khẳng định Butan thuộc lãnh thổ của họ. Trung quốc đã tuyên bố đòi chủ quyền đối với bang Sikkim của Ấn độ và không thừa nhận việc chính phủ Ấn độ sáp nhập bang này. Trung quốc có thể muốn phục hồi chủ quyền của họ đối với Mông Cổ, đất nước này đã nằm dưới sự kiểm soát của Matxcơva sau khi triều đình Mãn Châu sụp đổ năm 1911. Tôi đoán Chủ tịch Vương muốn đưa Trung quốc trở lại thời kỳ hưng hoàng trước đây của đất nước này nhưng dưới một hình thức dễ chấp nhận hơn, vì thế chúng ta được chứng kiến sự xuất hiện của khu vực Hữu nghị và Hợp tác mới ở Đông Á.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Hà Nội, Phủ Chủ tịch.
Giờ địa phương: 20h20’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 13h20’ thứ Ba 20/02/2005


Đại tá Etienne Gerbet được đưa vào phòng làm việc của Chủ tịch Nguyễn Văn Tài. Trong khi chờ Chủ tịch nói chuyện qua điện thoại, đại tá Gerbet quan sát căn phòng một cách thận trọng. Phòng làm việc của Chủ tịch Nguyễn có vẻ tôn nghiêm nhưng không đến nỗi quá buồn tẻ. Các bức ảnh gia đình Chủ tịch được đặt trên một cái tủ búp-phê cùng với một số ảnh cỡ lớn chân dung các nhà lãnh đạo trên thế giới và các chính trị gia trong khu vực, đó là những người mà Chủ tịch Nguyễn đã gặp gỡ trong thời gian ông tiến dần trên bậc thang quyền lực.
Chủ tịch Nguyễn kết thúc cuộc điện đàm, quay sang nói với Gerbet:

- Hoanh nghênh đại tá đến Hà Nội. Tôi hy vọng không có chuyện gì xảy ra với chuyến bay của ông.

- Hoàn toàn yên ổn, xin cám ơn ngài - Đại tá đáp.

- Nào, chúng ta vào việc chứ. Qua cuộc nói chuyện với tổng thống Dargaud hôm Chủ Nhật, tôi hiểu rằng tổng thống sẽ gửi cho tôi một thứ đặc biệt. Ông có mang nó theo không?

- Theo một nghĩa nào đó, đúng như vậy. Tôi xin phép...
Chủ tịch gật đầu đồng ý. Gerbet mở cặp đựng tài liệu lấy ra một số giấy tờ và đĩa mềm vi tính.

- Thưa ngài, cái mà tôi có ở đây là một đề xuất về việc làm thế nào để chúng tôi có thể giúp đỡ các ngài đỡ bị áp đảo trên chiến trường. Ngài có quen với thuật ngữ “chiến tranh thông tin” không?

- Không chút nào. Ông nói tiếp đi.

- Kể từ hôm Chủ Nhật các lực lượng của ngài đã tiến hành các hoạt động ở miền Nam Trung quốc. Các nhóm biệt kích nhỏ với quân số tối đa 10 người đã thâm nhập sâu vào trong lãnh thổ của Trung quốc và gieo rắc sự rối loạn trong dân chúng địa phương. Cuộc đột kích hôm thứ hai vào Hạ Đồng khi bí thư Đảng và trưởng công an địa phương bị giết ngay trên giường ngủ đã gây được hiệu quả đặc biệt. Chúng tôi có lý do để tin rằng người Trung quốc đã trù tính những gì họ tiếp tục phải chịu đựng với những hoạt động quấy rối như thế này ở các tỉnh biên giới của họ. Trên thực tế, họ đang chuẩn bị một lực lượng khoảng 50.000 quân được trang bị xe bọc thép nhẹ để mở một cuộc tấn công trả đũa qua biên giới. Chúng tôi có lý do để tin rằng họ dự định san phẳng tỉnh Lạng Sơn để trả thù.

Chủ tịch Nguyễn nói:

- Tôi rất có ấn tượng với sự hiểu biết của các ngài, không chỉ về những hoạt động của chúng tôi mà còn về cả những ý định của người Trung quốc. Nhưng điều này có liên quan gì đến... chiến tranh thông tin?

- Tôi sắp đề cập đến vấn đề này. Tổng thống Dargaud đã ủy quyền cho tôi và người của tôi giúp quân đội của các ngài đánh bại cuộc tấn công của Trung quốc. Chúng tôi cho rằng cuộc tấn công này sẽ sớm diễn ra.

- Chúng tôi đã có kinh nghiệm đánh nhau với người Trung quốc trước đây, ngài Đại tá. Tại sao chúng tôi lại phải cần sự giúp đỡ của các ngài?

- Tôi vô cùng kính trọng những người lính Việt nam dũng cảm, và tôi không nghi ngờ gì việc họ có thể đánh dập mũi người Trung quốc như năm 1979. Tuy nhiên, cái mà chúng tôi đề nghị giúp các ngài là một cách thức để vừa bảo toàn quân đội của các ngài vừa cho người Trung quốc một cú nốc ao.

- Ngài nói tiếp đi.

- Chúng tôi có khả năng nhìn bao quát toàn bộ chiến trường và giúp quân đội của các ngài chọn đúng mục tiêu. Chúng tôi có thể xác định vị trí của xe tăng và việc triển khai quân của Trung quốc theo thời gian trên thực tế. Với thông tin này, trọng pháo, tên lửa và súng cối của các ngài có thể làm nốt những việc còn lại. Chúng tôi có thể làm được việc này như thế nào? Tôi không được phép nói chi tiết, nhưng chúng tôi, cũng như người Mỹ và người Trung quốc trong lĩnh vực này, có các vệ tinh trên bầu trời. Chúng tôi đã bố trí một trong những vệ tinh tốt nhất của chúng tôi trên khu vực biên giới Việt - Trung kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào hôm chủ nhật. Vệ tinh này có thể nối với sứ quán của chúng tôi ở Hà Nội và từ đây nối với Lạng Sơn bằng sóng cực ngắn. Chúng tôi có thể làm nốt những việc còn lại. Nhưng tôi cũng được ủy quyền đưa ra một đề nghị giúp đỡ nữa. Quân đội Trung quốc đã mua khá nhiều hệ thống thông tin chiến trường của chúng tôi, tất nhiên không phải là tất cả hệ thống thông tin chiến trường đều là của Pháp, nhưng quả thực họ sử dụng rộng rãi hệ thống xử lý thông tin chiến trường Thomson - CSF Star Burst. Mặc dù tôi không thể nói chi tiết nhưng chúng tôi có thể bảo đảm rằng lần lượt từng phần của hệ thống này sẽ bị trục trặc. Điều này sẽ có lợi cho các lực lượng của ngài.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bắc Kinh, Trung Nam hải.
Giờ địa phương: 22h00’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ GMT: 14h00’ thứ Ba 20/02/2005


Trong con mắt của mọi người, Chủ tịch Vương vẫn cứ là một nhân vật khó hiểu. Theo truyền thống chính trị Trung hoa, Vương đã sử dụng nghệ thuật treo rèm nhiếp chính để vun đắp lên hình ảnh về ông ta như một bậc thánh nhân có quyền lực tuyệt đối, luôn khuất sau cánh cửa hậu cung nhưng thao túng cả chính trường( ). Dân chúng chỉ được nhìn thấy hình ảnh ông trên vô tuyến truyền hình hoặc trên báo chí mỗi khi ông gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia đến thăm Trung quốc hoặc khi ông chủ trì những cuộc họp quan trọng. Không giống như những người tiền nhiệm của mình, Vương hiếm khi mạo hiểm vượt qua khỏi những bức tường đỏ bao quanh khu vực Trung Nam Hải để đi ra ngoài thủ đô, ông hầu như tự giới hạn chỉ đi lại trong phạm vi Trung Nam Hải. Suốt cả ngày hôm đó, Đài Truyền hình Trung ương và các đài phát thanh địa phương của Trung quốc liên tục thông báo Chủ tịch Vương sẽ có một bài phát biểu trước toàn thể quốc dân vào lúc 22 giờ 15 phút, Đài truyền hình sẽ dành một chương trình đặc biệt để tưởng thuật sự kiện này. Một phòng thu ở Trung Nam Hải đã được chuẩn bị cho chương trình đặc biệt này. Chủ tịch sẽ ngồi bên một chiếc bàn. Sau lưng ông là một tấm phông đỏ sẫm làm nền cho hình một con sếu đang giang cánh bay. Sếu được coi là một loài chim cao quí nhất ở Bắc Á, chúng rất được tôn sùng ở Trung quốc cũng như Triều Tiên và Nhật bản. Vào đúng lúc 22 giờ 00, Vương Chủ tịch bước vào phòng thu, chuyện trò với cô nghệ sĩ hóa trang trẻ tuổi và nhóm quay phim. Ông ngồi xuống và đợi tín hiệu bắt đầu, báo hiệu việc camera đang ghi lại thông điệp của ông gửi toàn thể nhân dân Trung quốc.

Ông bắt đầu:

- Thưa toàn thể nhân dân Trung quốc, tối nay tôi nói với đồng bào về một cuộc khủng hoảng mà đất nước chúng ta đang phải đối phó. Tôi tin là với sự giúp đỡ của nhân dân Trung quốc vĩ đại chúng ta sẽ giành được thắng lợi. Kể từ cuộc chiến tranh Nha phiến diễn ra hồi thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa Tư bản phương Tây chưa bao giờ chấm dứt việc xâm lược và cướp bóc Trung quốc. Hiện nay các lực lượng vũ trang anh dũng của chúng ta đang chiến đấu để dành lại chủ quyền của chúng ta đối với đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa) và các vùng biển lớn xung quanh quần đảo này, để bảo vệ nguồn tài nguyên giàu có của Tổ quốc, nguồn tài nguyên đó thuộc về nhân dân Trung quốc.

Tôi xin giải thích tại sao lại như vậy . Có một vùng biển rộng lớn phía nam Tổ quốc, đó là Biển Nam Trung hoa, biển này bao trùm một diện tích 3.200.000 km2 lãnh hải của chúng ta. Quần đảo Nam Sa tươi đẹp và giàu có nằm ở cực Nam của vùng biển rộng lớn này. Nam Sa ngay từ thời cổ đại đã thuộc về Trung quốc.

Từ trước tới nay các thế lực tư bản chưa bao giờ dừng ánh mắt thèm muốn của chúng đối với sự giàu có của quần đảo này. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi 60 năm kể từ khi một tàu chiến của Anh tiến hành một cuộc khảo sát bất hợp pháp tại Nam Sa vào năm 1867, các quốc gia khác đã tiến hành chiếm đóng và cướp bóc tài nguyên của quần đảo này trên 10 lần. Thậm chí ngay cả đến ngày hôm nay, đã có khoảng hơn năm chục côngxoocxiom dầu lửa của hơn một chục quốc gia và vùng lãnh thổ đang ở tại Nam Sa để tiến hành thăm dò dầu lửa, chúng đã ở đó từ lâu nay. Hơn nữa, một vài thế lực thậm chí đang cố gắng biến Nam Sa trở thành cái gọi là vùng biển quốc tế chung, chúng muốn chiếm lấy khối tài sản quý báu này.

Tôi đánh giá sự kiện này như việc các bên thứ ba can thiệp vào công việc nội bộ của Trung quốc. Bất kỳ thảo luận nào về việc này cũng chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở chấp nhận nguyên tắc Trung quốc không cho phép bất kỳ ai can thiệp vào công việc nội bộ của mình.

Ngay cả Hoa kỳ là nước có tiềm lực mạnh mẽ nhất cũng không có quyền tự cho mình là kẻ quyết định cuối cùng trong các công việc quốc tế. Trên thực tế, để duy trì vị thế siêu cường duy nhất của mình, Hoa kỳ đã cố gắng một cách liều lĩnh nhằm kiềm chế sự phát triển của các quốc gia khác. Quan hệ của Hoa kỳ với các nước khác, ví dụ như với khối Liên minh Châu Âu hoặc với Nhật bản, là những mối quan hệ hợp tác chứ không phải là kiềm chế, trong khi đó, họ quan hệ với Nga và Trung quốc là để kiềm chế chứ không phải để hợp tác.

Nhân dân Trung quốc yêu chuộng hòa bình. Tại sao ngày nay ở Bắc Kinh chúng ta lại ký với các nước láng giềng Đông Nam Á một bản Nghị định thư? Đó là bởi vì chúng ta không muốn chiến tranh, đó là bởi vì chúng ta muốn hòa bình. Bản hiệp ước ký kết ngày hôm nay là rộng mở cho tất cả các bên muốn tham gia. Trung quốc nằm ở vị trí trung tâm của Châu Á. Các bạn bè của Trung quốc trong khu vực đều hiểu rõ điều này. Cũng như chúng ta, họ đang tức giận và lo ngại khi chứng kiến sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật bản. Nhật bản chính là mối đe dọa lớn nhất cho sự ổn định khu vực mà chúng ta đang có. Chẳng có ai có thể hiểu rõ bản chất của người Nhật bản hơn người Trung Hoa. Các hành động cướp đoạt lãnh thổ hèn hạ của người Nhật những năm 1930, hành đông tàn sát phụ nữ và trẻ em của người Nhật ở Nam Kinh và Thượng Hải, việc người Nhật dùng thuốc phiện để điều khiển nhân dân vùng Mãn Châu lý cũ đã cho thấy người Nhật chính là những tên đế quốc đê tiện nhất, những kẻ chỉ biết tọng đầy bụng mình trong khi nhân dân Trung hoa bị chết đói.

Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Nhật bản đã chuyển hướng chiến lược quốc phòng, từ mục tiêu tập trung khả năng chống lại mối đe dọa tiềm tàng từ phía Liên xô sang hình thành một căn cứ nhằm đấu đầu với Trung quốc. Nhưng chúng ta đã cảnh cáo Nhật bản, cũng như chúng ta đã từng cảnh cáo Mỹ, kẻ gieo gió ắt sẽ gặt bão. Và tôi muốn cả hai nước đó hãy nhớ lấy lời của cựu binh Vạn Lý Trường Chinh Vương Chấn: “Chúng ta có kinh nghiệm đánh nhau với người Mỹ trên chiến trường. Chúng chẳng có gì đáng sợ cả. Mỹ có thể lựa chọn chiến trường, ở Triều Tiên hay ở Đài Loan cũng được. Chúng có vũ khí hạt nhân thì ta cũng có”.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Biển Nam Trung hoa
Giờ địa phương: 23h00, thứ Ba. 20 /02/2005
Giờ GMT: 15h00, thứ Ba, 20 /02/2005

Biennamttrunghoakhuvucphilippine9-1.jpg

Bien nam trung hoa khu vuc philippine

Vùng biển nằm giữa hai tuyến hàng hải chính đi qua eo biển Mindoro chỉ sâu chừng 60 mét. Eo biển Apo Tây chạy dọc theo tuyến bờ biển nằm ở phía Bắc của quần đảo Calamian, dọc theo tuyến này có những làng chài của dân Philippines, thuyền đánh cá của Philippines đang trong giờ nghỉ ngơi, họ như không để ý gì đến những cảnh báo của phía Trung quốc. Nằm phía đông bắc là eo biển Apo Đông, eo biển này nằm dọc theo bờ đảo Mindoro. Hạm trưởng tàu USS Peleliu đã dẫn lực lượng đổ bộ của mình đi qua đây để hướng về phía biển Nam Trung hoa.

Vũng biển nông với tiếng ồn phát ra từ hàng tá tàu đánh cá nhỏ đã biến nơi này thành một chiến trường lý tưởng dành cho các tàu ngầm điện-diezel của Trung quốc đang nằm chờ sẵn ở độ sâu 50 mét dưới mặt nước. Một vài tàu ngầm Trung quốc thậm chí còn nằm dài ngay trên đáy biển, động cơ chính của chúng đã được tắt đi khiến cho những tàu ngầm này trở nên hoàn toàn câm lặng, nhờ đó chúng đã thoát khỏi sự phát hiện của các thiết bị dò âm hiện đại.

Viên sĩ quan chỉ huy tàu ngầm Ming 353 biết chính xác mình đang tìm kiếm mục tiêu nào. Sáu giờ trước đó, khi vệ tinh quân sự Đông Phương Hồng 6 của Trung quốc bay qua vùng biển này, tàu ngầm Ming 353 đã giương ra một anten kết nối vệ tinh và lập tức nhận được một bức điện do vệ tinh này liên tục phát xuống. Trong không quá ba mươi giây, chiếc tàu ngầm lại lặn xuống đáy biển. Mệnh lệnh là phải tấn công tàu USS Peleliu ngay khi tàu này tiến vào vùng biển Nam Trung hoa. Trong những giờ tiếp theo, tất cả các tàu ngầm
Trung quốc trong vùng biển Nam Trung hoa đều nhận được cùng một chỉ thị này.

Năm mươi bảy sĩ quan và thủy thủ trên tàu ngầm Ming 353 đã phải chịu sống trong tình trạng chật chội gò bó suốt hơn ba tuần qua. Họ ngủ trên các giường ngủ 3 tầng chật chội xếp chen chúc trong các buồng trên tàu, họ phải chia nhau các túi ngủ và đệm gối. Giữa các giường ngủ và hành lang chỉ được phân cách bằng một tấm rido vải bẩn thỉu dơ dáy. Tình trạng khó chịu này đang thách đố thậm chí đến cả tính kiên nhẫn của các hạ sĩ quan người Hoa, những người này thường được tuyển lựa từ các địa phương thuộc miền núi cao có đời sống rất khắc nghiệt. Mọi người trên tàu không thể tắm. Họ chẳng thay quần áo. Râu ria xồm xoàm mọc tua tủa. Khắp cả con tàu thối um một mùi trộn lẫn giữa mùi mỡ nấu, mùi dầu diezel, và mùi mồ hôi. Thiết bị trên tàu bị hư hỏng vì sự thay đổi độ ẩm liên tục. Nước ngưng tụ rỏ rọt chảy khắp nơi.

Nhiệm vụ phát hiện tàu chiến Mỹ đã trở thành sự thèm muốn đầy đố kỵ giữa các chỉ huy tàu ngầm. Viên chỉ huy tàu Ming 353 đã biết rõ khi nào tàu chiến USS Peleliu sẽ đi qua và cũng biết rõ tuyến hành trình của tàu này. Anh ta cũng có một file máy tính ghi rõ đặc điểm tín hiệu âm học của tàu USS Peleliu, các tín hiệu này đã được ghi lại một cách tỉ mỉ qua vài dịp tàu USS Peleliu được mời cập bến Hồng Kông trước khi người Anh rời khỏi nơi này vào năm 1997. Các chiến dịch tình báo quân sự của người Trung quốc diễn ra ở lưu vực đồng bằng sông Châu đã giúp ghi lại mọi tín hiệu âm thanh mà con tàu này phát ra. Trong một thế giới quân sự lý tưởng, thiết kế của chân vịt tàu thủy, kích cỡ và tốc độ của các loại tàu chiến cũng được coi là một loại bí mật cần được bảo vệ chặt chẽ. Nhưng tàu USS Peleliu đã hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương trong hơn hai mươi năm và người Trung quốc đã nắm chính xác đặc điểm cấu tạo chân vịt của nó. Chân vịt tàu USS Peleliu cũng được ráp lại từ các chi tiết phức tạp và có tính duy nhất, giống như vân tay của mỗi con người. Phía Trung quốc cũng đã ghi được tiếng động của các động cơ phụ, các thiết bị xử lý nước thải, tiếng động của các thang máy hơi nước dùng để di chuyển máy bay từ boong này sang boong khác trên tàu, tiếng máy nén dùng để nén khí ôxy và khí gas vào các bình khí dùng trong bệnh xá trên tàu … Tất cả các loại tiếng động này tạo nên tín hiệu âm học của con tàu, chúng được sao chép vào một đĩa CD-ROM, cùng với tín hiệu âm học của hàng tá tàu chiến khác nữa. Người Trung quốc đã cố gắng trang bị thêm máy tính xách tay dùng bộ vi xử lý Pentium cho những chiếc tàu ngầm cổ lỗ sĩ của mình. Những bộ vi tính xách tay này chẳng có gì khác hơn so với những máy tính dân dụng thông thường vẫn dùng trong các văn phòng. Nhưng chẳng sao cả, thế giới hiện nay là một thế giới mà trong đó các công nghệ dân dụng đã vượt xa công nghệ quân sự. Các nhân viên chuyên dò tìm tín hiệu âm học bằng thiết bị dò âm (sona) trên tàu Ming 353 sẽ phát hiện ra các tín hiệu của tàu USS Peleliu một cách đơn giản khi nhìn vào màn hình máy tính.

Viên sĩ quan chỉ huy ra lệnh cho tàu ngầm Ming 353 nổi lên, dùng kính tiềm vọng để cố gắng xác định chính xác mục tiêu cần tìm bằng Phương pháp Kiểm soát Điện tử (ESM). Trong khoảng ba mươi giây, anten của thiết bị ESM đã thu được phổ điện từ bao quanh tàu phát ra từ radar hàng hải của tàu USS Peleliu, thu được các tín hiệu liên lạc đã được mã hóa và các tín hiệu vệ tinh. Dữ liệu thu được đã tạo nên một dấu vân tay ESM, chúng được máy tính chứa chương trình Hệ thống Vũ khí Chiến thuật trên tàu Ming 353 phân tích và so sánh với mẫu dấu vết âm học. Bây giờ thì chỉ huy tàu ngầm đã gần như chắc chắn phân định được mục tiêu của mình và có thể quyết định tiến gần hơn vào tầm bắn hiệu quả.
Khi còn cách mục tiêu 1.700 mét, trong tâm trí viên chỉ huy tàu ngầm Ming 353 chợt dâng lên một niềm ham muốn rất mạnh mẽ, ông ta muốn thực hiện cuộc tấn công bằng “mắt thường”, sử dụng kính tiềm vọng để tấn công, cách tiếp cận mục tiêu như thế này tuy nguy hiểm hơn nhưng cũng mang lại độ chính xác cao hơn. Chỉ huy tàu ngầm Ming 353 thừa biết rằng thiết bị chống tàu ngầm của tàu chiến Mỹ có thể phát hiện ra tàu của ông ta trước khi ngư lôi phóng trúng mục tiêu, nhưng đó là sự mạo hiểm của công việc. Tàu ngầm Ming 353 sẽ sử dụng loại ngư lôi phóng thẳng được chế tạo theo thiết kế cũ từ những năm 1960, đây là loại vũ khí mà giới Hải quân đánh giá là quá cổ lỗ sỹ, tuy nhiên, loại ngư lôi này sẽ không bị hút theo tín hiệu mục tiêu giả do thiết bị đối phó điện tử của tàu USS Peleliu phát ra. Hệ thống cơ học thô sơ của thứ vũ khí này sẽ phớt lờ những cái bẫy mà tàu USS Peleliu phát đi hòng làm thay đổi hướng chuyển động của các quả ngư lôi. Thuyền trưởng chiến hạm của Mỹ sẽ cố tìm cách làm cho tín hiệu âm thanh giả của tàu USS Peleliu xuất hiện cách con tàu thật vài nghìn mét. Một biện pháp đối phó khác đơn thuần là tạo ra tiếng ồn ào có nhiều tần số với cường độ xấp xỉ, giống như tiếng phun sì sì của bình chữa cháy, biện pháp này sẽ tạo ra tiếng động lớn hơn tiếng động của chính con tàu.
VinchhuytungmMing353nngknhtimvnglnquanstTucangnmchchmicontuMmtgc30.jpg

… Viên chỉ huy tàu ngầm Ming 353 nâng kính tiềm vọng lên quan sát …. Tàu của ông nằm chếch mũi con tàu Mỹ một góc 30 độ …
Viên chỉ huy tàu ngầm Ming 353 nâng kính tiềm vọng lên quan sát trong vòng 5 giây để xác định góc bắn. Tàu của ông nằm chếch mũi con tàu Mỹ một góc 30 độ. Ông hạ kính tiềm vọng xuống. Sau khi đối chiếu các thông tin về âm thanh, điện tử và hình ảnh thu được, tàu Ming 353 quyết định mở các cánh cửa khoang phóng ngư lôi. Viên sỹ quan chỉ huy lại nâng kính tiềm vọng lên. Tuy nhiên, những gì mà ông ta nhìn thấy đã khiến ông phải hạ kính xuống ngay lập tức, đợi 10 thêm giây rồi mới lại nâng kính lên. Phía bên trên, một chiếc trực thăng Seahawk đang quần đảo, phi hành đoàn của máy bay trực thăng này đã phát hiện ra kính tiềm vọng của một chiếc tàu ngầm thứ hai. Con tàu này lặn xuống ngay nhưng máy bay trực thăng đã kịp thả xuống hai quả ngư lôi MK46. Chiếc tàu ngầm Romeo bị nổ tung làm chấn động cả vùng biển. Đúng lúc này viên chỉ huy tàu Ming 353 ra lệnh khai hỏa. Lúc đó tàu của ông cách mục tiêu 850 mét.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Tàu ngầm Ming 353 phóng quả ngư lôi đầu tiên theo hướng cắt đường đi của mục tiêu một góc 90 độ. Đây là quả ngư lôi ở vị trí nằm giữa trong loạt ngư lôi gồm ba quả. Sóng biển nhồi lên quanh kính tiềm vọng che khuất mục tiêu nhưng chỉ huy tàu cũng đã lập xong các phần tử bắn. Quả ngư lôi tiếp theo được phóng chếch mục tiêu một góc 5 độ về phía trước, quả thứ ba chếch 5 độ về phía sau. Ông đã thực hiện cách bắn được biết đến với cái tên là bắn tạo góc hồi chuyển bằng không, tạo nên màn đạn khiến mục tiêu không thể thoát được bằng cách tiến lên hay lùi lại.
taungamming353phongnguloi-1.jpg

Tau ngam ming phong ngu loi
Tàu ngầm Ming 353 phóng quả ngư lôi đầu tiên theo hướng cắt đường đi của mục tiêu một góc 90 độ
Người Mỹ có hai mươi sáu giây để đối phó. Trong một cơn hoảng loạn bất ngờ, họ tung ra một loạt biện pháp đối phó điện tử nhưng những quả ngư lôi công nghệ thấp, chỉ gồm một động cơ và đầu đạn, vẫn tiếp tục hành trình của chúng. Viên thuyền trưởng Mỹ cố cho tàu USS Peleliu quay quay hướng để tránh ngư lôi nhưng chỉ là một việc làm vô ích với một con tàu nặng nề ì ạch như vậy.

Quả ngư lôi đầu được viên chỉ huy tàu Ming gắn kèm một thiết bị điều khiển nổ gần mục tiêu cách thân tàu 2 mét. Khi nổ sẽ tạo thành một lỗ hổng dưới đáy tàu và phá tung mảng lớn của con tàu. Quả ngư lôi thứ hai, với thiết bị gây nổ khi va chạm, đâm trực tiếp vào thân tàu, làm ngừng động cơ. Quả thứ ba phát nổ khi đi qua mũi tàu.

Phi hành đoàn của chiếc Seahawk thứ hai vội vã cất cánh từ tàu USS Bunker Hill. Họ thả một loạt thiết bị phát hiện tiếng động ở khu vực xảy ra cuộc tấn công và trong 3 tiếng đồng hồ sau đó họ phát hiện và phá hủy một tàu ngầm Ming cùng hai tàu ngầm Romeo khác có chở theo ngư lôi và thủy lôi nhưng tàu Ming 353 và một tàu ngầm khác chạy thoát. Khi thủy thủ đoàn này về đến căn cứ của họ trên đảo Hải Nam, họ được chào đón như những vị anh hùng. Đã có sáu tàu ngầm đợi để tấn công tàu USS Peleliu. Các chuyên gia quân sự đã tranh cãi khá nhiều về việc những chỉ huy Trung quốc học được chiến thuật bầy sói mà hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức Quốc xa đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II như thế nào. Người Đức đã từng dàn tới 50 tàu ngầm U-boat để tạo thành một cái lưới dăng ngang đường đi của các hạm tàu quân đội đồng minh ở Đại Tây Dương. Các tàu của Đức thường nổi lên mặt nước và chỉ lặn xuống khi tấn công. Trên thực tế một số chỉ huy Đức cũng thường thực hiện những cuộc tấn công ngay trên mặt nước, lao tàu của họ vào giữa đoàn tàu địch và sử dụng pháo, ngư lôi để chiến đấu. Chìa khóa của vấn đề là yếu tố bất ngờ và táo bạo, tương tự như sự mạo hiểm mà chỉ huy tàu Ming 353 dám thực hiện. Khi Chiến dịch Đòn Rồng tiếp tục diễn ra, sĩ quan hải quân của quân đồng minh thường gọi những cụm tàu ngầm của Trung quốc là những bầy sói.

Thông thường một viên chỉ huy tàu ngầm sẽ lái tàu ra ngoài tầm tấn công hoặc vùng chiến sự nhưng tàu ngầm Ming 353 lại lặn xuống độ sâu 45 mét, áp dụng chiến thuật chiến đấu lỗi thời. Con tàu này tiến thẳng tới khu vực hỗn loạn nơi tàu USS Peleliu đang bốc cháy, lật nghiêng và bắt đầu chìm xuống. Các phi công trên máy bay trực thăng của Mỹ biết rằng kẻ tấn công đang ẩn nấp giữa các mảnh vỡ của con tàu đang chìm. Đám thủy thủ trên tàu Ming có thể nghe thấy những tiếng nổ trên boong tàu và tiếng các vách ngăn trên tàu bị phá tung do áp lực, nhưng viên thuyền trưởng nhận định rằng người Mỹ sẽ không bao giờ bắn vào lòng biển nơi những đồng bào của họ đang hấp hối.

Nước tràn vào boong chính được thiết kế như những nhà để máy bay khổng lồ nhưng không có vách ngăn chia thành từng khu. Nước ào vào rồi lại rút ra do cái mà thủy thủ gọi là hiệu ứng trên mặt phẳng trống trải. Sóng đánh từ mạn tàu bên này sang bên kia, làm cho con tàu ngày càng tròng trành. Các đội cứu hỏa vô tình làm vấn đề rắc rối thêm khi họ dùng nước có áp suất cao để dập các đám cháy bùng phát phía dưới boong tàu, vòi nước phun với áp suất cao này đã phá vỡ boong tàu ở phía dưới. Phi công trên ba chiếc máy bay trực thăng CH53-Echo cố gắng cho máy bay cất cánh, nhồi nhét mỗi máy bay tới 50 hành khách. Năm xuồng cứu đắm và hai tàu đổ bộ lớn hơn đã được hạ thủy. Tàu USS Peleliu chỉ cầm cự được có 25 phút rồi lật úp và chìm xuống. Trong thời gian ngắn ngủi đó, 585 người đã thoát được khỏi tàu nhưng số còn lại, 1960 quân nhân Mỹ, trong đó có Hạm trưởng tàu USS Peleliu thuộc Hải quân Mỹ và viên Đại tá chỉ huy đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ, đã bị chết.

Mệnh lệnh của phía Trung quốc là chỉ đánh chìm tàu USS Peleliu. Bộ chỉ huy Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa cho rằng sau sự kiện này Mỹ sẽ nhanh chóng rút khỏi Đông Nam Á. Mỉa mai thay, trước khi tàu USS Peleliu bị đánh chìm, Hải quân Mỹ cũng đã mất một chiếc tàu chiến lớn trong khi tiến hành một trận hải chiến, đó chính là tàu dắt trên đại dương USS Sarsi, bị trúng mìn vào tháng 8/1952 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong cuộc xung đột đó, kẻ thù cũng là Trung quốc.
KtcccaUSSPeleliuKnhgcnlngiTrungquc.jpg

Kết cục của USS Peleliu. Kẻ đánh gục nó là người Trung quốc
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Phòng họp báo của Nhà Trắng, Washington, DC.
Giờ địa phương: 10h15’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ GMT: 15h15’ thứ Ba 20/02/2005

Bygitimunningayviccvkhicshiulmvnguyntccbn-Tngthngskhngtrlibtccuhinoccvngherrich-Tt-2.jpg

… Bây giờ tôi muốn nói ngay với các vị để khỏi có sự hiểu lầm về nguyên tắc cơ bản: Tổng thống sẽ không trả lời bất cứ câu hỏi nào, các vị nghe rõ rồi chứ? Tốt!
Thư ký báo chí của Tổng thống đi lên bục.

“Tổng thống sẽ đến ngay bây giờ để đưa ra tuyên bố về vụ tàu USS Peleliu bị chìm. Bây giờ tôi muốn nói ngay với các vị để khỏi có sự hiểu lầm về nguyên tắc cơ bản: Tổng thống sẽ không trả lời bất cứ câu hỏi nào, các vị nghe rõ rồi chứ? Tốt!”.

Ngay khi viên thư ký báo chí của Tổng thống dứt lời, Tổng thống Bradlay xuất hiện. Ông mặc bộ com-lê sẫm màu và thắt cà vạt đen. Mắt ông thâm quầng chứng tỏ ông thiếu ngủ.

“Vào lúc 10 giờ giờ Washington, tàu USS Peleliu đang trên đường thực hiện nhiệm vụ nhân đạo ở vùng biển quốc tế thuộc biển Nam Trung hoa đã bị một tàu ngầm Trung quốc tấn công và bị chìm. Chúng tôi chưa có con số chính xác nhưng tôi được thông báo có lẽ không còn nhiều người sống sót trong số gần 2.000 nhân viên và lính thủy đánh bộ trên tàu. Những hành động của Trung quốc trong vụ này là hèn hạ. Chúng ta cùng cầu nguyện và bày tỏ sự quan tâm đối với gia đình những nam nữ quân nhân phục vụ trên tàu USS Peleliu. Sự hy sinh của họ sẽ không phải là vô ích. Sự hy sinh đó sẽ được báo thù. Tôi đã chỉ thị cho người của tôi chuẩn bị một phản ứng cần thiết đối với hành động dã man này. Trong vài giờ tới tôi sẽ thảo luận với các đồng minh của chúng ta và tôi dự định sáng mai sẽ có lời phát biểu với cả nước, sẽ có một tuyên bố dứt khoát về những kế hoạch của chúng ta. Cám ơn các vị và cầu Chúa phù hộ cho chúng ta.”

Khi Bradlay thu dọn giấy tờ và bắt đầu tiến về phía cửa, các phóng viên có mặt ở đó bắt đầu nêu câu hỏi hy vọng rằng Tổng thống sẽ trả lời.

“Thưa Tổng thống, chúng ta sẽ phản công chứ?”

“Ngài đã ra lệnh báo động cho các lực lượng hạt nhân của chúng ta?”

“Chúng ta có thể làm gì...”

Đúng vào khoảnh khắc cuối cùng ông quay lại, trước sự ngạc nhiên của các trợ lý của ông và nói: “Tôi sẽ nói cho các vị biết chúng ta sẽ làm gì. Chúng ta sẽ quay trở lại chính nơi mà họ đã đánh chìm tàu của chúng ta. Chúng ta sẽ tìm kiếm những người đã chết của chúng ta. Và chúng ta sẽ không để cho bất cứ cái gì cản đường chúng ta.” Và ông đi ra theo lối đi dành cho các quan chức trong chính quyền.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
London, Anh
Giờ địa phương: 15h30’ thứ Ba 20/02/2005


Thị trường phản ứng với tin tức giống như một chiếc phong vũ biểu phản ứng với áp suất không khí. Chỉ số Dow Jones sụt giảm nhanh khủng khiếp khi có tin dữ về con tàu USS Peleliu. Trong vòng vài phút chỉ số giảm 235,14 điểm xuống còn 7.602,86 điểm. Giá đồng đô la tăng vọt. Sự biến động có tính dây chuyền và tất nhiên của các đồng tiền khác phản ánh tình hình căng thẳng như dây đàn của thị trường trong ngày hôm đó. Đồng đô la được định giá bằng đồng yên, chẳng hạn, một ngân hàng định giá mua vào với giá 144,45 yên một dolar và bán ra với giá 145,55 yên. Thông thường, đối với những đồng tiền lớn và dễ chuyển đổi như đồng yên, mức chênh lệch giữa giá mua và và giá bán ra hầu như rất ít. Thế nhưng vào buổi chiều hôm thứ ba đó, mức chênh lệch giá này đã vượt mức 1 yên.

Điều này không gây nhiều hậu quả gì đối với Damian Phillips. Ông này đã nhận được các tin tức cần thiết do văn phòng của công ty đóng tại London gọi điện thoại sang ngay khi tin về tàu USS Peleliu bị chìm xuất hiện trên màn hình giao dịch ở London. Damian đã có được một sự kiện mà bản thân ông đang tìm kiếm. Bây giờ chính là lúc phục hồi lại vị thế đồng yên từ thế bán hạ giá, vị thế mà các nhân viên giao dịch chứng khoán của Damian tạo ra vào tháng trước. Đồng yên được đem bán ra ồ ạt. Nhật bản bị xem là nước thua thiệt nhiều từ cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung quốc – một cuộc chiến tranh có vẻ sắp xảy ra. Đồng yên đã sụt giá xuống mức 152,22 yên một đô la và có vẻ không ổn định ngay cả ở mức đó. Ngân hàng Anh quốc, đại diện cho ngân hàng Trung ương Nhật bản, đã dùng đô la mua đồng yên vào nhưng với số lượng rất ít. Đồng Yên của Nhật bản đã mất giá hơn 20 phần trăm trong vòng hai ngày. Công ty chứng khoán First China hai ngày trước đó đã bán ra số lượng ít ỏi đồng yên, hiện thu được khoản lợi nhuận 300 tỷ yên trên sổ sách. Khi các loại ngoại tệ khác sụt giá so với đồng đô la, vị thế giá Yên thấp ( ) của First China trong vụ đầu cơ hạ giá đồng yên đã đảo ngược.

Trong phòng giao dịch của Ngân hàng Thương mại quốc tế của London, bầu không khí hoàn toàn hỗn loạn. Các nhà buôn gào lên qua điện thoại, một số còn gọi ba điện thoại một lúc. Tuy nhiên, Mark Fuller, trưởng nhóm giao dịch chứng khoán đô la/yên, vẫn kiên nhẫn trù tính để tất cả các lễ Nô-en trong đời anh cũng đến một lúc. Fuller, 32 tuổi, là một nhà buôn ngoại hối cổ điển ở London. Anh này khởi đầu sự nghiệp của mình ở khu kinh doanh tiền tệ London bằng công việc của người giao hàng rồi được đào tạo vào làm ở phòng thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng National Westminster, nơi anh làm việc trong 8 năm, đã phát hiện ra tài tính toán con số của anh. Anh chưa bao giờ bị lay chuyển trong công việc. Anh này lái một chiếc xe Morgan màu xanh và sống ở Chelmsford, Essex. Suốt cả tuần này anh chỉ làm mỗi một việc là bán ra đồng yên. Không ai muốn giữ đồng tiền này. Quả là không có một ai muốn giữ đồng Yên nữa cho đến khi First China yêu cầu anh mua vào tất cả đồng yên mà anh có thể, Fuller đã mua tới 124 tỷ yên. Trước đây chưa bao giờ Fuller gặp một đơn đặt hàng như vậy. Anh biết rõ công ty chứng khoán First China. Tháng trước công ty này đã hoạt động tích cực trên thị trường đô la/yên, đặc biệt là những vụ đầu cơ hạ giá mà công ty này đã thực hiện. Anh ta ngước nhìn lên màn hình trước mặt. Nó cho thấy tất cả các ngân hàng đang định giá đô la/yên và theo tiếng lóng của thị trường, anh ta đã “đánh” các ngân hàng này. Trong ba tiếng đồng hồ anh ta đã mua tất cả số yên mà First China muốn. Điều mà anh ta không biết – mà thật ra là không thể biết được – là với tỷ giá trung bình 156,80 yên, tướng Triệu của công ty Multitechnologies đã thu được khoản lời gần 210 triệu đô la.

Các thị trường dầy lửa cũng lên cơn hoảng hốt. Giá giao tại chỗ dầu thô Brent – giá gốc ( ) cho hơn 70% khối lượng buôn bán dầu của thế giới – đã tăng vọt và vượt qua mức hàng rào 40 đô la một thùng. Trên thị trường giao dịch kỳ hạn, 160.000 hợp đồng tháng tư thuộc sở hữu của First China đã tăng giá. Quan chức phụ trách kinh doanh dầu lửa của First China nhân dịp tăng giá trở lại này đã bán ra hết mức có thể. Cuối phiên giao dịch ông ta đã bán được hơn 80.000 hợp đồng mang lại cho khách hàng của ông khoản lãi hơn 600 triệu đô la.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Quần đảo Ogasawara, Nhật bản
Giờ địa phương: 04h00’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 19h00’ thứ Ba 20/02/2005


Trung tâm kiểm soát đặt ngầm dưới mặt đất thuộc Cơ sở Nghiên cứu Quốc phòng 317 có một cái vẻ vô cùng sáng sủa và sạch sẽ của một bệnh viện với những cách bài trí tương xứng. Một máy tính siêu cấp hiệu Fujitsu được đặt trong một căn phòng, áp suất trong phòng hơi cao để khi cửa mở không khí tràn ra khỏi phòng chứ không phải ngược lại. Ở khu vực kiểm soát chính có bốn dãy máy tính, tất cả các màn hình đều có kỹ thuật viên theo dõi. Trên bức tường phía xa có một tấm bản đồ điện tử lớn khu vực Tây Thái Bình Dương. Ngoài những vị trí địa lý của khu vực, bản đồ còn chỉ rõ vị trí của hải quân Nhật bản, cũng như hải quân Trung quốc, Việt Nam và Philippine. Một hàng chữ số chỉ phút và giây đang chạy lùi về số không.
Cơ sở Nghiên cứu Quốc phòng 317 nằm trên đảo Chichijima, hòn đảo chính trong quần đảo Ogasawara.

Những người đầu tiên đến cư trú trên những hòn đảo này là một nhóm người thuộc nhiều quốc tịch như Mỹ, Anh, xứ Wales, quần đảo Polinesi… những người này do Nathaniel Savory, một người quê ở Massachusetts dẫn đầu. Ngay sau khi đến Chichijima vào năm 1830, những cư dân mới của đảo đã khôn ngoan chấp nhận ngay quy chế mới mà triều đình Nhật bản lúc đó đặt ra cho họ, họ tuyên thệ trung thành với Đế chế Nhật bản mà không chờ cho đến khi Nhật bản chính thức tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với quần đảo này năm 1873. Tuy cho đến thời điểm năm 2005 này rất nhiều người trong số “cư dân gốc của đảo” vẫn còn dáng dấp riêng của người châu Á và người Polynesian nhưng ngay từ thời gian chiến tranh Thế giới thứ II, người Nhật đã khai thác triệt để tầm quan trọng chiến lược của quần đảo này. Chichijima đã trở thành một khu vực tập kết lớn để phục vụ cho mưu đồ của phát-xít Nhật trong việc xâm lược quần đảo Mariana, Solomon, Philippine và trực chỉ xuống phía Nam. Hải quân hoàng gia Nhật bản đã đặt một trạm vô tuyến điện khổng lồ ngay trên đỉnh núi Yoake để truyền các mệnh lệnh cho hạm đội Thái Bình Dương của Nhật bản. Một trong những hòn đảo trong quần đảo này, đảo Iwo Jima, là nơi diễn ra trận đánh đẫm máu nhất mà người Mỹ vấp phải vào mùa xuân năm 1945 khi họ tiến về phía Nhật bản. Cho đến năm 1968, khi Ogasawara được trao trả lại cho Nhật bản, quần đảo này hầu như vẫn không thay đổi mấy so với khi người Nhật rời khỏi đây vào năm 1945. Những ngọn núi trên đảo vẫn giữ nguyên khung cảnh bị đào lỗ chỗ bởi vô số đường hầm dẫn tới các dãy phòng được bọc đồng. Sau khi nhận lại quần đảo này, chính phủ Nhật tuyên bố giao cho Bộ Tài chính quản lý và khai thác, tuy nhiên, dưới danh nghĩa Bộ Tài chính, hải quân Nhật bản – khi đó được gọi là Lực lượng Phòng vệ hải quân - đã xây dựng một sân bay trên đảo Anijima đối diện đảo Chichijima. Sân bay này có khả năng tiếp nhận những máy bay chiến đấu và máy bay vận tải quân sự mới nhất.

Người Nhật bản là một dân tộc có tính tiết kiệm rất cao. Họ rất ít khi lãng phí, vì vậy sau khi tiếp nhận lại quần đảo này họ đã chịu khó phục hồi lại những đường hầm và những dãy phòng còn lại trên đảo. Lớp vỏ đồng bọc ngoài các căn phòng này được dỡ bỏ để tái chế và thay vào đó là thép, chì và bêtông. Một khu nhà ở cho 150 nhà khoa học làm việc thường xuyên được xây dựng trong lòng núi đá, khu nhà này cũng được bố trí để có thể đón tiếp tối đa tới 60 khách viếng thăm. Hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh hiện đại được lắp đặt. Đến năm 2004, cơ sở này đã hoàn toàn đi vào hoạt động với mục tiêu chính yếu là nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Về nguyên tắc, cơ sở Nghiên cứu Quốc phòng 317 được coi là một bí mật được giữ rất kín bởi vì trạm nghiên cứu ở sâu trong lòng núi Chichijima này là bộ phận quan trọng nhất của một chương trình nghiên cứu mật có quy mô lớn hơn rất nhiều. Cách đó năm mươi ki-lô-mét về phía Đông là một hòn đảo nhỏ xíu không có người ở thuộc Thái Bình Dương, đảo này đã được chuẩn bị để làm địa điểm tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên của Nhật bản. Người ta đã khoan một hố sâu khoảng 120 mét và đặt xuống đáy hố một thiết bị hạt nhân có công suất 50 kiloton. Tạo ra một vụ nổ tương đương với 50.000 tấn TNT là một việc làm rất dễ dàng nếu như có được nguyên liệu. Thành phần “phóng xạ” cho vụ thử hạt nhân đầu tiên này của Nhật bản nặng đúng 5 kg. Một trái bom hạt nhân 50 kiloton cần vài kilôgram plutoni. Trái bom này được lắp ráp ở Okinawa một tuần trước khi người Trung quốc tấn công Việt Nam và chiếm biển Nam Trung hoa. Nó đã được đưa đến Chichijima một cách hết sức bí mật vào hôm thứ hai. Các kỹ sư làm việc suốt đêm để hạ trái bom xuống đáy giếng. Bảng hiện số đếm tín hiệu đều đặn lùi dần về số không.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Quần đảo Ogasawara, Nhật bản
Giờ địa phương: 04h30’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 19h30’ thứ Ba 20/02/2005


Vnhtnhnngmdilngt1.jpg

Vụ nổ hạt nhân ngầm dưới lòng đất
Một bầu không khí yên tĩnh lặng lẽ chế ngự khắp căn phòng. Không một cử động thừa. Mọi người đang tập trung vào nhiệm vụ sắp tới: một vụ nổ thành công và công việc giám sát toàn diện kết quả vụ nổ... 6, 5, 4, 3, 2...

Trong một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất, lực thoát ra ban đầu bị nén trong lòng các vách đá. Năng lượng của vụ nổ do không thể lan rộng ra xung quanh như ở trong không khí nên sẽ nhanh chóng làm đá bốc hơi tạo thành một lỗ hổng lớn. Áp suất trong lỗ hổng này tăng lên hàng triệu átmốtphe. Hơi nóng tỏa về mọi phía biến đất đá xung quanh điểm nổ thành bột. Trong vòng 80 nano giây (80 phần nghìn triệu giây đồng hồ), nhiệt độ ở đáy đảo Ogasawara là 130 triệu độ C và áp suất là 100 triệu átmốtphe. Người Nhật bản đã cho nổ quả bom dưới lòng đất ở độ sâu đủ để phần lớn sóng xung kích mà vụ nổ tạo ra bị giữ lại ở vỏ Trái Đất. Tuy nhiên, một phần sóng này thoát ra khỏi bề mặt và tại chỗ đó sẽ hiện ra một hố sâu hoắm; khi sóng này di chuyển theo chiều thẳng đứng nó tạo thành một cái ống khói mà đáy của nó là khoang diễn ra vụ nổ, chứa đầy đất đá bị vụn ra như bột. Phần còn lại của sóng nổ đi xuyên qua nền đất đang nén các lực nổ dưới nhiều dạng: một loạt những đợt nén ép liên tục, một đợt “sóng xoăn lông cừu” dao động lên xuống và một loạt những đợt sóng xuyên qua lòng đất giống như sóng biển. Tuy nhiên, dù dưới dạng nào, những đợt sóng này cũng lan đi rất xa, đưa tiếng vọng của vụ nổ đi vòng quanh thế giới. Những máy ghi địa chấn đặc biệt ở Lop Nor ở Trung quốc và các trạm quan sát của Ôxtrâylia, Nga và Mỹ đã ghi được chính sóng chấn động này ngay sau vụ nổ. Đây là vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1996 khi một hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân quốc tế được các cường quốc hạt nhân thỏa thuận với nhau. Không báo trước cho bất cứ một đồng minh nào, Nhật bản đã tham gia Câu lạc bộ hạt nhân.
 
Top Bottom